Xinchaobacsy.com

Bệnh viêm bàng quang cấp tính: Bạn đã biết cách trị hiệu quả?

Bệnh viêm bàng quang cấp tính thường gây tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu vô cùng nên cần chữa đúng cách để sớm thoát khỏi chứng bệnh này, ngăn chặn quá trình chuyển biến sang mạn tính. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn điều trị và phòng ngừa viêm bàng quang đạt hiệu quả như mong muốn.

Đâu là những triệu chứng viêm bàng quang cấp tính cần nhận biết sớm?

Bệnh viêm bàng quang cấp tính thường khởi phát trong thời gian ngắn với các triệu chứng rầm rộ bao gồm:

– Đau tức, khó chịu vùng bụng dưới, bàng quang

– Mót tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, có khi chỉ són vài giọt

– Tiểu đau buốt kèm theo cảm giác nóng rát mỗi lần đi tiểu

– Nước tiểu có màu sắc bất thường, có thể bị đi tiểu ra máu, nước tiểu đục và có váng

– Buồn nôn, sốt nhẹ và ớn lạnh – đây là dấu hiệu cảnh báo viêm bàng quang lan đến thận

Bệnh viêm bàng quang có thể diễn biến nhanh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách, do đó khi có những dấu hiệu nghi ngờ viêm bàng quang cấp tính, bạn nên đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm nước tiểu, nội soi bàng quang,…

Chữa bệnh viêm bàng quang cấp tính càng sớm càng tốt

Điều trị viêm bàng quang bằng thuốc kháng sinh

Viêm bàng quang cấp tính thường diễn biến rầm rộ nên nếu không có điều trị đúng cách, vi khuẩn có thể bùng phát khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn. Thuốc kháng sinh được coi là lựa chọn đầu tay giúp tiêu diệt vi khuẩn và chống lây lan sang các vị trí lân cận như niệu đạo, niệu quản, thận. Thời gian dùng thuốc dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Thông thường với những nhiễm trùng đơn giản, cần dùng thuốc kháng sinh tối thiểu 3 – 7 ngày nhưng nếu có tiền sử viêm bàng quang tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm kháng sinh đồ để lựa chọn đúng thuốc kháng sinh và duy trì trong vòng vài tháng.

Điều quan trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh là cần dùng đúng liều lượng, đúng thời gian, không được bỏ dở thuốc giữa chừng để tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Ngoài ra, với những phụ nữ tiền mãn kinh bị viêm bàng quang thường kết hợp sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo.

Viêm bàng quang cấp tính thường được chỉ định thuốc kháng sinh

 Giải pháp thảo dược hỗ trợ giảm viêm bàng quang an toàn, hiệu quả

Chữa viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang kết hợp dùng thuốc tây cùng các dược thảo chứa kháng sinh tự nhiên là một lựa chọn tối ưu, giúp điều trị viêm bền vững, giảm nguy cơ tái phát và tránh tác dụng không mong muốn do thuốc.

Để mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn, các chuyên gia tiết niệu khuyên người bệnh nên lựa chọn những thảo dược đã được nghiên cứu, kiểm chứng tác dụng cũng như nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tiêu biểu phải kể đến vị thuốc Hoàng bá. Nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan) chỉ ra rằng, hai hoạt chất Berberin và Palmatin trong dịch chiết Hoàng bá có hoạt lực chống viêm, kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn gây viêm như E.coli, tụ cầu, liên cầu,… Ngoài ra, nhờ khả năng giãn cơ trơn tiết niệu và chống co thắt, Hoàng bá giúp xoa dịu những cơn đau, biểu hiện căng tức bụng dưới do viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Chính nhờ những công dụng tuyệt vời đó, Hoàng bá được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc cổ truyền trị viêm.

Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu kết hợp Hoàng bá cùng 6 vị thuốc khác gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Nhọ nồi để tạo nên viên uống Stonebye dành cho những người bị viêm tiết niệu. Sản phẩm tác động toàn diện theo nhiều cơ chế trong điều trị viêm vừa giảm đau, kháng khuẩn, giảm viêm vừa lợi tiểu tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiểu để ngăn ngừa tái phát.

Viên uống chứa 7 thảo dược giúp giảm viêm tiết niệu, bàng quang

Với những lợi ích đó, Stonebye giúp hàng ngàn người bệnh sớm đẩy lùi bệnh viêm đường tiết niệu để sống vui khỏe hơn. Hãy cùng lắng nghe nhưng chia sẻ của chị Nguyễn Thanh Hà (37 tuổi, ở Tân Phú Đồng Nai) về kinh nghiệm chữa viêm bàng quang qua video dưới đây:

Kinh nghiệm chữa bệnh viêm bàng quang bằng thảo dược tự nhiên

Nếu bạn muốn tìm hiểu giải pháp thảo dược lành tính để trị dứt điểm bệnh viêm bàng quang này,  hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0988024366 các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.

Bạn có thể quan tâm:

Khám phá lợi ích viên uống Stonebye với bệnh viêm tiết niệu, viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang cấp tính và chế độ sinh hoạt đúng cách

Chữa viêm bàng quang ngoài việc dùng thuốc đúng chỉ định, cần kết hợp với một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:

– Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ép trái cây như nước cam, chanh, bưởi, quýt,… đảm bảo lượng chất lỏng mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước/ngày

– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi để bổ sung đủ lượng chất xơ và những khoáng chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng

– Hạn chế những đồ ăn cay nóng, chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia bảo quản

– Tránh các chất kích thích như cà phê, trà đặc, rượu, bia, thuốc lá,…

– Vệ sinh cá nhân đúng cách, chú ý lau theo chiều từ trước ra sau trong mỗi lần đi vệ sinh. Tránh sử dụng những dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao

– Nên ưu tiên tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn, không ngâm mình quá lâu trong bong bóng xà phòng

– Với phụ nữ trong những ngày đèn đỏ cần thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất là 4 tiếng/lần

– Sinh hoạt tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hạn chế các chất diệt tinh trùng, màng tránh thai,…

– Không nên mặc đồ quá bó sát nên chọn những chất liệu tự nhiên, thoáng khí

– Định kỳ thăm khám sức khỏe để phát hiện sớm các triệu chứng viêm bàng quang và điều trị kịp thời

Ngoài ra, trong những đợt viêm bàng quang cấp tính, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như chườm ấm, mát xa,… để xoa dịu những khó chịu do viêm. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức hữu ích nhất về bệnh viêm bàng quang.

Bạn có thể quan tâm:

Bệnh viêm đường tiết niệu: Tổng hợp nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Bị viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì?

Tác giả: Ds An Chu