Sỏi niệu quản uống thuốc gì là tốt nhất? – Nếu bạn chưa biết, hãy xem ngay!

Sỏi niệu quản uống thuốc gì là tốt nhất? – Nếu bạn chưa biết, hãy xem ngay!

Sỏi niệu quản mặc dù có kích thước “khiêm tốn” nhưng có thể gây nhiều phiền toái cho bất kỳ ai nếu chủ quan không điều trị. Vậy bị sỏi niệu quản uống thuốc gì và cần chú ý gì trong sinh hoạt? Những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn. 

Sỏi niệu quản uống thuốc gì? – Tổng hợp các nhóm thuốc tây trị sỏi niệu quản

Tùy từng kích thước sỏi niệu quản và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh, một số nhóm thuốc tây thường được chỉ định nhằm cải thiện triệu chứng và ngăn sỏi tăng thêm về kích thước như sau:

Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm

Sỏi niệu quản di chuyển, cọ xát hoặc cản trở đường tiểu có thể gây nên những cơn đau dữ dội gọi là cơn đau quặn thận. Một số thuốc giảm đau cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn:

– Thuốc giảm đau thông thường: như Acetaminophen (paracetamol, panadol,…), các thuốc chống viêm không Steroid như ibuprofen, dicclofenac, kerolac,…

– Thuốc giảm đau nhóm opioid giúp giảm đau tức thời thông qua ức chế thần kinh trung ương như codein, tramadol, meperidin,…

Những thuốc này giúp khắc phục tương đối nhanh cơn đau do sỏi niệu quản nhưng nếu dùng dài ngày hoặc quá lạm dụng có gây nên tình trạng nhờn thuốc kèm theo một số tác dụng không mong muốn như: rối loạn tiêu hóa, kích ứng dạ dày, đi ngoài phân đen,…

Nhóm thuốc điều trị theo thành phần sỏi

Tùy theo thành phần cấu tạo, có 4 loại sỏi chính là sỏi canxi, sỏi acid uric, sỏi cystine, sỏi struvite. Hiện nay, có một số nhóm thuốc trị sỏi niệu quản giúp điều chỉnh nồng độ các khoáng chất, ngăn sỏi tăng thêm về kích thước:

– Sỏi canxi (canxi oxalat, canxi phosphat): thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc kiềm hóa nước tiểu

– Sỏi struvite: căn nguyên là do nhiễm khuẩn tiết niệu nên thường chỉ định kháng sinh diệt khuẩn

– Sỏi cystine: dùng thuốc kiềm hóa nước tiểu kết hợp cùng thuốc giảm nồng độ cystine như tiopronin, D-penicillamine,…

– Sỏi acid uric: thuốc giảm nồng độ acid uric như allopurinol và kali citrate kiềm hóa nước tiểu

Điều đáng lo ngại khi dùng nhóm thuốc này là nguy cơ tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau họng, đau khớp,… Do đó, cần thông báo ngay với bác sĩ về những dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc.

Nhóm thuốc giãn cơ trơn

Niệu quản được cấu tạo từ các cơ trơn với hàng ngàn thụ thể alpha adenergic – 1. Các viên sỏi xuất hiện trong niệu quản làm kích thích các thụ thể này gây co thắt và đau. Các thuốc giãn cơ trơn giúp làm giãn niệu quản, tạo điều kiện để viên sỏi dễ dàng di chuyển mà không làm tổn thương niệu quản như: thuốc chẹn kênh canxi (nifedipin), thuốc ức chế alpha-1 adrenergic (tamsulosin), captopril,…

Cần lưu ý theo dõi một số tác dụng không mong muốn khi dùng các thuốc như rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, buồn nôn, nôn,…

Sỏi niệu quản uống thuốc gì?Cần sử dụng đúng thuốc

Những lưu ý để sử dụng thuốc trị sỏi niệu quản đạt hiệu quả tối ưu

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc tây cũng như tăng hiệu quả điều trị, bạn nên thực hiện theo những hướng dẫn sau:

– Dùng thuốc đúng liều, đúng liệu trình: tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều thuốc hoặc lạm dụng thuốc. Đặc biệt đối với những đơn thuốc kháng sinh, cần sử dụng tối thiểu từ 3 – 5 ngày, không tự ý bỏ thuốc để tránh tình trạng kháng kháng sinh dù cho các triệu chứng có thể được cải thiện sau một vài ngày

– Uống nhiều nước: đảm bảo tối thiểu 2 lít nước/ngày, tăng cường thêm một số loại nước ép như  nước cam, chanh, bưởi, lựu, dứa,…

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây: để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất như bầu, bí, rau cải, cam, chanh,…

– Ăn nhạt hơn: thành phần natri trong muối ăn có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu và gây giữ nước, do đó, mỗi ngày bạn không nên dùng quá 2.3g muối, tránh các loại dưa muối, cà muối,…

– Hạn chế đạm động vật: nhất là các loại thịt đỏ, thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật,… Lượng thịt tối đa một ngày với người trưởng thành không quá 150g/ngày

– Duy trì bổ sung canxi từ thực phẩm: với lượng khoảng 800 – 1200mg/ngày từ sữa, trứng, phô mai,… Khi dùng các viên uống bổ sung canxi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ

– Cân bằng các thực phẩm chứa oxalat với canxi: tốt nhất là kết hợp trong cùng một bữa ăn để tạo thành phức hợp canxi oxalat đào thải qua đường tiêu hóa trước khi đến thận. Những thực phẩm giàu oxalat là củ cải đường, khoai lang, khoai tây, rau bina,…

– Hạn chế các chất kích thích: như thuốc lá, rượu, bia, cà phê,…

– Duy trì luyện tập thể thao: hàng ngày tối thiểu 15 – 20 phút mỗi ngày, không nên nhịn đi tiểu hoặc ngồi quá lâu một tư thế

Cắt giảm đạm động vật khi bị sỏi niệu quản

Giải pháp thảo dược trị sỏi thận an toàn và hiệu quả

Thực tế, các thuốc tây trị sỏi niệu quản thường chỉ tác động đến “phần ngọn” là các triệu chứng bệnh mà chưa tác động sâu đến căn nguyên. Trong khi đó, các nghiên cứu về tác dụng của một số thảo dược cho thấy, ngoài hỗ trợ bào mòn sỏi, các thảo dược này còn có thể điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể ngay từ “gốc rễ” nên ngăn chặn được sự tái phát của bệnh. Do đó, mọi người cần biết kết hợp dùng cả đông và tây y để trị dứt điểm bệnh.

Từ lâu, Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Nhọ nồi là 3 vị thuốc được dùng phổ biến trong phương thuốc cổ phương trị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Hiện nay, các công trình nghiên cứu khoa học càng làm sáng tỏ vai trò bào mòn sỏi, chống viêm của những thảo dược này:

– Kim tiền thảo: Nghiên cứu tại khoa Tiết niệu – Đại học Kumamoto (Nhật Bản) và bệnh viện Quảng Đông (Trung Quốc) chỉ ra rằng, ngoài tác dụng lợi tiểu mạnh để bào mòn sỏi tự nhiên, Kim tiền thảo còn giúp kiềm hóa nước tiểu, tăng nồng độ citrate để chống kết tinh sỏi mới. Ngoài ra, các alcaloid trong dịch chiết thảo dược này còn giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả

– Cây Râu mèo: Kết quả nghiên cứu tại Trường Khoa học dược phẩm Malaysia và Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Chiết Giang cho thấy, dịch chiết của cây Râu mèo ngoài tác dụng lợi tiểu, kiềm hóa nước tiểu còn giảm nồng độ các khoáng chất khó tan trong nước tiểu như canxi, oxalat, acid uric, giảm nguy cơ tạo sỏi

– Cỏ Nhọ nồi: có công dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả, từ đó cải thiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu. Kết quả này được chứng minh qua nghiên cứu ở Đại học Nông nghiệp Acharya NG Ranga (Ấn Độ).

Tận dụng những công dụng tuyệt vời ấy, hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã kết hợp cả 3 vị thảo dược trên để tạo nên viên uống Stonebye chứa 7 thành phần gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Nhọ nồi, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá phát huy hiệu quả tối ưu nhất trong điều trị, đây cũng là một sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho những người bị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Viên uống Stonebye giúp nhanh loại bỏ sỏi thận, sỏi niệu quản

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên là câu trả lời đầy đủ nhất về sỏi niệu quản uống thuốc gì. Một chế độ sinh hoạt điều độ và điều trị đúng phương pháp sẽ là bí quyết giúp bạn xua tan nỗi lo sỏi niệu quản.

Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh sỏi đường tiết niệu, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366, các chuyên gia sẽ tư vấn trực tiếp cùng bạn.

Bạn có thể quan tâm:

Viên uống Stonebye: Lựa chọn tối ưu khi bị sỏi đường tiết niệu

 

Tác giả: Ds An Chu

Ngày đăng: 20/08/2019 | Cập nhật cuối: 16/09/2019


Nguồn tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3313741/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/diagnosis-treatment/drc-20355759

 

Bài viết liên quan

Bán biên liên – Vị thuốc quý trị sỏi và viêm đường tiết niệu

Sỏi tiết niệu

Bán biên liên – Vị thuốc quý trị sỏi và viêm đường tiết niệu

Bán biên liên là vị thuốc quen thuộc có trong nhiều bài thuốc cổ phương trị bệnh thận – tiết niệu, điển hình như sỏi…

Chữa viêm bàng quang bằng thuốc nam: An toàn – Hiệu quả bền vững

Sỏi tiết niệu

Chữa viêm bàng quang bằng thuốc nam: An toàn – Hiệu quả bền vững

Chữa viêm bàng quang bằng thuốc kháng sinh giúp cải thiện triệu chứng nhanh nhưng nguy cơ nhờn thuốc cũng sẽ rất cao nếu dùng…

Cách chữa sỏi niệu đạo đơn giản, nhanh chóng, tránh gây bí tiểu

Sỏi tiết niệu

Cách chữa sỏi niệu đạo đơn giản, nhanh chóng, tránh gây bí tiểu

Sỏi niệu đạo dù hiếm gặp nhưng nếu để lâu có thể tiềm ẩn một số biến chứng nghiêm trọng như tắc nghẽn đường tiểu,…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày