Nhờ tiến bộ của y học hiện đại, những người bị sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu đã có thêm nhiều lựa chọn trong điều trị, đặc biệt là các kỹ thuật mổ, tán sỏi ít xâm lấn. Nhưng không vì vậy mà vai trò của các thảo dược đông y bị lu mờ, bởi tính an toàn và hiệu quả cao, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Cùng lắng nghe những phân tích của PGS.TS Chu Quốc Trường trong chương trình tư vấn về “ Ứng dụng của Đông y trong điều trị sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu” để có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về phương pháp này.
Tóm tắt bài viết
Chuyên gia nhận định về việc điều trị sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu hiện nay
Theo PGS.TS Chu Quốc Trường – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, mặc dù các bệnh sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu đã có từ rất lâu nhưng việc điều trị vẫn là một “vấn đề thời sự” và người bệnh cần có hiểu biết đúng đắn.
Qua phân tích của chuyên gia, với bệnh sỏi đường tiết niệu (bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) cần căn cứ vào từng kích thước sỏi, mức độ cản trở đường tiểu, nguy cơ biến chứng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Mặc dù hiện nay có nhiều kỹ thuật mổ, tán sỏi (như tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi ngoài cơ thể,…) giúp loại bỏ sỏi nhanh chóng nhưng không phải cứ bị sỏi là cần phẫu thuật ngay. Bởi sẽ có nguy cơ gặp biến chứng hậu phẫu như chảy máu, tổn thương thận, niệu quản,… và phổ biến nhất là còn sót lại các vụn, cặn sỏi khiến bệnh dễ tái phát. Do đó, mọi người nên ưu tiên dùng thuốc trước để loại bỏ sỏi, bảo tồn chức năng tiết niệu và chỉ thực hiện phẫu thuật nếu sỏi quá lớn, gây tắc nghẽn đường tiểu, thận ứ nước (từ độ 3 trở lên),…
Đối với bệnh viêm đường tiết niệu (bao gồm viêm thận, viêm niệu quản, viêm bàng quang, viêm niệu đạo), nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn nên thuốc kháng sinh thường là giải pháp đầu tay để kiểm soát tốt bệnh. Tuy nhiên, kháng sinh tây y cũng có thể trở thành “con dao hai lưỡi”, nếu lạm dụng thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Chính vì vậy, cần dùng kháng sinh theo đúng nguyên tắc: đúng thuốc, đúng bệnh, đúng liều và đúng liệu trình. Với những trường hợp viêm tiết niệu mạn tính và hay tái phát, thì nên dùng sản phẩm trị viêm từ thảo dược để tăng hiệu quả và tránh tác dụng phụ.
Các phương pháp tây y chữa sỏi và viêm tiết niệu cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ
Kết hợp Đông & Tây y trị sỏi và viêm tiết niệu – Giải pháp hiệu quả và an toàn
Nhận định về phương pháp chữa sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu bằng thảo dược Đông y, các chuyên gia cho rằng, nước ta có một nguồn dược thảo phong phú và nếu biết cách khai thác, sử dụng đúng sẽ mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Ưu điểm lớn nhất của những vị thuốc này là rất an toàn, lành tính.
Theo PGS.TS Chu Quốc Trường, “hầu hết người bệnh khi đi khám đều mong muốn điều trị sỏi một cách nhẹ nhàng, ít đau đớn, ít độc hại nên họ rất ủng hộ các phương pháp điều trị bằng thảo dược tự nhiên bằng kinh nghiệm dân gian, đặc biệt là những bài thuốc chứa nhiều thảo dược để tác động toàn diện khi điều trị sỏi”. Ngoài ra, trước lo ngại về tình trạng kháng kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu, PGS cũng cho rằng, “sử dụng thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc của Đông y có vị mát, tính bình sẽ giúp giảm những triệu chứng khó chịu do viêm. Những thảo dược này an toàn, lành tính nên có thể dùng dài ngày để chống tái phát, tránh tình trạng phải nhắc lại các đợt dùng thuốc kháng sinh.”
Chính vì vậy, kết hợp dùng những vị thảo dược Đông y sẽ giúp giải quyết tốt các vấn đề trong điều trị bệnh sỏi và viêm đường tiết niệu.
PGS.TS Chu Quốc Trường tư vấn về giải pháp trị sỏi và viêm tiết niệu bằng đông y
Bài thuốc chữa sỏi thận – Bạn đã hiểu rõ cách dùng?
Điểm danh những thảo dược hàng đầu giúp điều trị sỏi và viêm đường tiết niệu
Cũng trong chương trình tư vấn này, PGS.TS Chu Quốc Trường đã đưa ra nhiều lưu ý khi sử dụng thảo dược để trị sỏi và viêm tiết niệu, cần kết hợp những vị thuốc có tác dụng tốt với cả hai bệnh lý này. Đặc biệt, chuyên gia có nhấn mạnh đến 7 vị thảo dược là Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi.
– Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô: đây là bộ ba thảo dược có tác dụng lợi tiểu mạnh mẽ, không thua kém các thuốc tây y, giúp tăng bào mòn, đào thải sỏi cũng như vi khuẩn ra khỏi đường tiểu. Ngoài ra, còn có khả năng kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa sự kết tinh sỏi mới
– Hoàng bá, Bán biên liên: chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, Hoàng bá, Bán biên liên tác dụng giảm đau, giãn cơ trơn giúp sỏi di chuyển dễ dàng hơn
– Xa tiền tử (hạt mã đề): vừa có tác dụng ức chế vi khuẩn gây viêm tiết niệu, vừa lợi tiểu, giảm cả số lượng và kích thước sỏi tiết niệu
– Nhọ nồi: là vị thuốc cầm máu tự nhiên, giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm tình trạng tiểu ra máu khi bị sỏi và viêm tiết niệu
Với những công dụng tuyệt vời đó, 7 vị thuốc này được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, khi ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công viên uống Stonebye bao trọn 7 thảo dược này giúp hỗ trợ cả cho những người bị sỏi và viêm đường tiết niệu. Đây là giải pháp giúp thay thế việc phải đun sắc thuốc kỳ công và tốn thời gian như trước.
Về hiệu quả của viên uống Stonebye, PGS.TS Chu Quốc Trường cho biết: “Nhìn chung những thành phần trong sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu hỗ trợ cho những người bệnh bị sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu, vừa giúp tăng bào mòn, đào thải sỏi thông qua cơ chế tăng thể tích nước tiểu, vừa chống viêm, kháng khuẩn, giảm những tổn thương đường tiểu để viên sỏi dễ dàng”.
Công thức viên uống thảo dược 7 thành phần dành cho người bị sỏi và viêm tiết niệu
“Đông y trị bệnh ở gốc, tây y trị bệnh ở ngọn” nên với cả hai chứng bệnh sỏi và viêm đường tiết niệu nếu biết cách kết hợp đúng đông – tây y sẽ giúp trị bệnh hiệu quả, tránh tái phát. Ngoài ra, để sống khỏe, giảm nguy cơ các bệnh lý này, bạn hãy chủ động xây dựng một lối sống khoa học: bổ sung đủ lượng chất lỏng, tăng cường chất xơ, rau củ quả đồng thời hạn chế các chất kích thích,…
Trị sỏi thận, sỏi tiết niệu bằng thuốc nam – Hiệu quả cao nếu dùng đúng
Viên uống Stonebye – Giải pháp vàng với bệnh sỏi và viêm tiết niệu
Ngày đăng: 16/04/2020 | Cập nhật cuối: 17/04/2020