Xinchaobacsy.com

Cơn đau quặn thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người ví cơn đau quặn thận là “cơn đau trời giáng” bởi nó có thể kéo dài cả tiếng đồng hồ với muôn vàn khổ sở. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng để điều trị đúng là vô cùng quan trọng và chắc chắn bạn sẽ không muốn bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này.

Khái niệm cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận là tình trạng cấp tính xảy ra khi các vỏ bao thận, đài thận bị căng chướng gây đau dữ dội. Cơn đau này thường khiến người bệnh điêu đứng vì những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Cơn đau quặn thận là do đâu?

Căn nguyên chính dẫn đến cơn đau quặn thận là do đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn cấp tính, khiến nước tiểu bị ứ đọng tại thận và các vị trí khác. Các nguyên nhân bao gồm:

Sỏi thận, sỏi niệu quản: các khoáng chất kết tinh trong thận tạo thành viên sỏi với những kích thước khác nhau. Viên sỏi quá lớn trong thận hoặc viên sỏi rơi xuống niệu quản làm tắc nghẽn đường tiểu sẽ gây nhiều đau đớn. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp làm xuất hiện cơn đau quặn thận.

– Tình trạng xuất huyết đài thận – bể thận: tạo thành những cục máu đông có thể gây tắc nghẽn đường tiểu với triệu chứng căng chướng, đau tức vùng thận

– Hẹp niệu quản: do viêm hoặc có khối u niệu quản

– Bệnh nhiễm trùng đường tiểu (Viêm đường tiết niệu): tình trạng viêm bàng quang kẽ, viêm bể thận cũng có thể làm xuất hiện cơn đau quặn thận

– Các bất thường trong đường tiết niệu: như các khối u trong thận, bàng quang, bệnh thận đa nang,…

– Do tác dụng phụ của các thuốc tây: một số thuốc như chống viêm NSAIDs, thuốc chống ung thư,… có thể gây nên một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng thận, tiết niệu

     

Đau quặn thận thường do rất nhiều nguyên nhân

Cơn đau quặn thận do sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Đau quặn thận không chỉ làm trở ngại đến sinh hoạt và công việc của người bệnh mà có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị dứt điểm. Thường gặp nhất là tình trạng giãn đài bể thận, thận ứ nước do sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ hủy hoại các tế bào thận với biến chứng xơ teo thận, suy thận, nhiễm trùng huyết,… rất nguy hiểm. Chính vì vậy, lời khuyên tốt nhất là cần nhận biết chính xác cơn đau quặn thận và điều trị triệt để căn nguyên để giảm tần suất và mức độ cơn đau.

Dấu hiệu điển hình của cơn đau quặn thận do sỏi thận, sỏi đường tiết niệu

Sỏi xuất hiện trong thận và các vị trí khác trên đường tiết niệu có thể gây nên cơn đau quặn thận điển hình với những đặc điểm sau:

– Đau khởi phát sau một vận động mạnh, gắng sức như khuân vác nặng, đi xe đường xa,…

– Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên, đau bắt đầu từ vùng thắt lưng rồi lan xuống vùng hạ sườn, bụng dưới, bẹn và bộ phận sinh dục ngoài

– Cơn đau thường xuất hiện theo từng đợt, kéo dài từ 20 phút đến hàng giờ sau đó dịu dần

Ngoài cơn đau quặn thận, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, mệt mỏi, vã mồ hôi, sốt cao ớn lạnh,… kèm theo các rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục, có váng,… Khi xuất hiện tình trạng khó thở, sưng phù chi, vị kim loại trong miệng,… là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cơn đau quặn thận thường gây đau dữ dội

Hướng dẫn phân biệt cơn đau quặn thận với những loại đau khác nhau

Cơn đau quặn thận thường xảy ra ở vùng hố thắt lưng sau đó lan sang các vị trí khác nên có thể gây nhầm lẫn. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn phân biệt được các tình trạng này:

– Đau do viêm ruột thừa cấp tính: vị trí đau ở hố chậu phải, thử điểm Mac Burney (+) kèm theo triệu chứng sốt nhẹ từ 37 – 38 oC, buồn nôn, nôn, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng

– Cơn đau quặn do sỏi mật: đau dữ dội vùng hạ sườn phải kèm theo triệu chứng vàng mắt vàng da, sốt cao rét run, chán ăn,…

– Cơn đau dạ dày tá tràng: cơn đau thường liên quan đến bữa ăn, đau khi đói, ăn vào đỡ đau

– Cơn đau do viêm rễ dây thần kinh: thường đau nhói hai bên cột sống và liên quan đến tư thế vận động

Điều trị cơn đau quặn thận do sỏi như thế nào để hiệu quả?

Khi cơn đau quặn thận cấp tính kéo dài trên 30 phút và vượt qua khả năng chịu đựng của người bệnh, thì đó là một tình huống cấp cứu cần được xử trí tại bệnh viện để giúp giảm đau nhanh và khơi thông đường tiểu. Căn cứ vào nguyên nhân gây đau quặn thận, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng nội khoa hay ngoại khoa.

Với những cơn đau quặn thận do sỏi thận, sỏi tiết niệu, mục tiêu chính cần bào mòn, giảm kích thước sỏi để đào thải theo cách tự nhiên, hạn chế tối đa nguy cơ phải phẫu thuật. Hiện nay, ngoài các thuốc tây giúp giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn, thuốc kháng sinh,… những thảo dược tự nhiên vừa có tác dụng giảm đau, bài sỏi như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô,… càng được ứng dụng rộng rãi hơn. Trong đó, sự cộng hưởng tác dụng của 7 vị thuốc gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi trong viên uống Stonebye được đánh giá cao khi mang lại tác động toàn diện giúp bài sỏi và phòng ngừa biến chứng theo nhiều cơ chế khác nhau:

Lợi ích của 7 thảo dược giúp hỗ trợ bài sỏi, giảm cơn đau quặn thận

Phẫu thuật sỏi thận, sỏi đường tiết niệu chỉ thực hiện khi sỏi kích thước quá lớn, không đáp ứng với điều trị nội khoa để giảm nguy cơ biến chứng khi mổ, tán sỏi.

Giải pháp phòng ngừa tái phát cơn đau quặn thận

– Uống đủ nước, tối thiểu 1.5 – 2 lít nước/ngày để giúp đào thải các cặn lắng và ức chế hình thành sỏi

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung đủ chất xơ như các loại rau có màu xanh đậm, cam, chanh, bưởi, quýt,…

– Không ăn quá mặn, lượng muối duy trì khoảng 2.3g/ngày

– Cắt giảm lượng đạm động vật từ các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, nội tạng động vật

– Tránh bổ sung quá nhiều canxi từ các viên uống, nhu cầu canxi khoảng 800- 1200mg/ngày từ các thực phẩm hàng ngày như trứng, sữa, hải sản,…

– Không ăn nhiều thực phẩm chứa oxalat như socola, rau bina, củ đại hoàng,… mà nên kết hợp cùng các thực phẩm chứa canxi trong cùng một bữa ăn

– Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Duy trì thói quen đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu

– Tập thể thao hàng ngày, tránh ngồi quá lâu một tư thế

 

Những thông tin trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về cơn đau quặn thận để điều trị hiệu quả. Và nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn hãy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988024366 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Bạn có thể quan tâm:

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Hướng dẫn cách phòng ngừa biến chứng

Bệnh viêm đường tiết niệu và những thông tin cần hiểu rõ

Tác giả: Ds An Chu