Bên cạnh liệu pháp tây y thì việc áp dụng cách chữa viêm bàng quang tại nhà sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng viêm và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Dưới đây là 11 mẹo nhỏ dành cho bạn.
Tóm tắt bài viết
- 1 Bổ sung đủ nước và chất lỏng cho cơ thể
- 2 Uống nước ép nam việt quất thường xuyên
- 3 Tăng cường, rau xanh, trái cây tươi
- 4 Tăng cường thực phẩm chứa lợi khuẩn
- 5 Bổ sung vitamin C từ thực phẩm
- 6 Bổ sung tỏi trong bữa ăn giúp giảm viêm bàng quang
- 7 Dùng thuốc đúng chỉ định, tái khám định kỳ
- 8 Sử dụng viên uống thảo dược ngừa viêm
- 9 Sinh hoạt tình dục lành mạnh
- 10 Giữ vệ sinh cá nhân đúng cách
- 11 Duy trì một lối sống lành mạnh
Bổ sung đủ nước và chất lỏng cho cơ thể
Trung bình mỗi ngày nên uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày, chia thành nhiều lần uống. Uống đủ nước giúp pha loãng nước tiểu, “rửa trôi” vi khuẩn ra khỏi đường tiểu từ đó xoa dịu triệu chứng viêm và ngăn bệnh tiến triển xấu hơn. Đặc biệt nếu làm việc trong môi trường nóng bức, bị ra nhiều mồ hôi, cần bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể.
Uống nước ép nam việt quất thường xuyên
Kết quả được công bố tại tạp chí The Journal of Nutrition cho thấy, việc ăn quả nam việt quất thường xuyên giúp giảm nguy cơ tái phát viêm tiết niệu lên đến 26 – 35%.
Nước ép việt quất chứa nhiều khoáng chất như vitamin A, C, E, K,… và rất giàu chất chống oxy hóa tự nhiên giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Đặc biệt quả nam việt quất chứa hoạt chất proanthocyanidin có kfhả năng ngăn chặn vi khuẩn bám vào niêm mạc đường tiết niệu, cải thiện tình trạng viêm.
Tăng cường, rau xanh, trái cây tươi
Cam, chanh, bưởi, kiwi, quýt, táo, lê, dưa hấu,… rất giàu vitamin và chất xơ tốt cho sức khỏe và giúp giảm viêm tiết niệu. Ăn nhiều rau củ quả hoặc uống nước ép cũng là cách chữa viêm tiết niệu tại nhà được chuyên gia khuyên dùng.
Tăng cường thực phẩm chứa lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn (probiotic) giúp tăng sức đề kháng và duy trì hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Với bệnh viêm bàng quang, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm như sữa chua, phô mai, nấm sữa,… Thành phần lactobacilli trong thực phẩm này vừa ngăn ngừa vi khuẩn bám vào niêm mạc tiết niệu, vừa kiềm hóa nước tiểu, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm.
Cách chữa viêm bàng quang tại nhà bằng cách bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung vitamin C từ thực phẩm
Vitamin C (acid ascobic) giúp tăng sức đề kháng và chống oxy hóa tự nhiên. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chất chuyển hóa của vitamin C sẽ liên kết với nitrate trong nước tiểu tạo thành nitơ oxyd giúp tiêu diệt vi khuẩn. Trung bình mỗi ngày nên bổ sung từ 75 – 90mg/ngày từ các loại hoa quả và rau xanh.
Bổ sung tỏi trong bữa ăn giúp giảm viêm bàng quang
Hoạt chất Allicin trong củ tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tương tự như các thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn gây viêm như E.coli, tụ cầu, liên cầu,… Cách chữa viêm bàng quang tại nhà đơn giản nhất là ăn 1 – 2 nhánh tỏi mỗi ngày.
Cách chữa viêm bàng quang tại nhà từ tỏi
Dùng thuốc đúng chỉ định, tái khám định kỳ
Với bệnh viêm bàng quang nếu được kê đơn thuốc tây tại nhà, bạn cần dùng theo đúng liều lượng và thời gian, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng thuốc dù cho các triệu chứng viêm có thể đã được cải thiện sau vài ngày để tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc sau này. Ngoài ra, bạn nên định kỳ đi tái khám tại bệnh viện để đánh giá đúng tình trạng viêm.
Sử dụng viên uống thảo dược ngừa viêm
Chữa viêm tiết niệu bằng thảo dược tự nhiên là liệu pháp an toàn và hiệu quả được nhiều chuyên gia tiết niệu khuyên dùng hiện nay. Mặc dù không có hiệu lực nhanh và tức thời như những thuốc kháng sinh tây y nhưng thảo dược có khả năng tác động sâu đến căn nguyên gây viêm để duy trì hiệu quả bền vững hơn, tránh tái phát.
Hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye chứa 7 thảo dược Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi là viên uống hàng đầu có khả năng kháng khuẩn chống viêm, ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh tiết niệu. Ngoài ra, sản phẩm có tác dụng lợi tiểu, tăng rõ rệt lưu lượng nước tiểu để giúp “rửa trôi” vi khuẩn ra ngoài.
Nhờ thành phần thảo dược vượt trội, Stonebye giúp hàng ngàn người thoát khỏi những khó chịu do viêm bàng quang và sống vui khỏe hơn mỗi ngày. Tiêu biểu như trường hợp của chị Nguyễn Thanh Hà (ở Tân Phú, Đồng Nai) chỉ sau 3 tháng kiên trì dùng Stonebye đã dứt hẳn tình trạng viêm bàng quang mạn tính vốn dai dẳng bấy lâu nay. Cùng lắng nghe những chia sẻ của chị Hà qua video dưới đây:
Kinh nghiệm dùng viên uống thảo dược chữa viêm bàng quang
Stonebye – Giải pháp thảo dược an toàn với bệnh viêm tiết niệu, viêm bàng quang
Sinh hoạt tình dục lành mạnh
Bạn nên sinh hoạt tình dục an toàn để không khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn, giảm nguy cơ lây nhiễm cho đối tác, chú ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi giao hợp. Nên dùng một liều kháng sinh ngay sau khi quan hệ nếu có tiền sử viêm tái phát nhiều lần. Đặc biệt, nếu đang trong giai đoạn viêm cấp tính với các triệu chứng rầm rộ, bạn nên “kiêng” sinh hoạt vợ chồng.
Giữ vệ sinh cá nhân đúng cách
Vi khuẩn gây viêm bàng quang có thể dễ dàng xâm nhập theo đường hậu môn – niệu đạo nên điều quan trọng là cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Lưu ý lau chùi sạch sẽ theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập. Thao tác vệ sinh cần chú ý:
– Hạn chế sử dụng những dung dịch thụt rửa, vệ sinh vùng kín chứa nhiều hóa chất ảnh hưởng đến sự cân bằng pH trong vùng kín
– Tránh ngâm mình trong bồn tắm ngập bong bóng xà phòng để tránh những kích ứng đường tiểu
– Phụ nữ nên thường xuyên thay băng vệ sinh và vệ sinh sạch sẽ trong những ngày đèn đỏ
– Tránh sử dụng những hóa chất diệt tinh trùng gây kích ứng vùng âm đạo, niệu đạo
Duy trì một lối sống lành mạnh
– Tránh nhịn tiểu quá lâu, cố gắng tiểu hết một lần để giúp làm rỗng bàng quang hoàn toàn
– Tập thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe và duy trì một hệ tiết niệu khỏe mạnh
– Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 – 6 tháng để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiết niệu
Tổng hợp cách chữa viêm bàng quang hết tiểu buốt, tiểu rắt hiệu quả
Ngày đăng: 12/09/2020
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystitis/diagnosis-treatment/drc-20371311
https://www.healthline.com/health/bladder-infection-treatments