Thuốc trị sỏi thận: Hiểu rõ lợi ích, nguy cơ để sử dụng an toàn

Thuốc trị sỏi thận: Hiểu rõ lợi ích, nguy cơ để sử dụng an toàn

Theo khuyến cáo, sỏi thận kích thước dưới 20mm và chưa gây ra biến chứng gì, nếu điều trị nội khoa tích cực có khả năng tự đào thải ra ngoài mà không cần can thiệp phẫu thuật. Vậy hiện nay có những nhóm thuốc trị sỏi thận nào? Lợi ích, nguy cơ của mỗi loại ra sao?. Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả nhất.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của sỏi thận là gì?

Sỏi thận là những khối rắn nằm trong thận do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và kết tinh tạo thành. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên theo các nhà khoa học, quá trình hình thành sỏi thận có thể liên quan đến các điều kiện sau:

  • Dư thừa các chất khoáng như canxi, acid uric, oxalat, cystein,… trong nước tiểu.
  • Nước tiểu thiếu hụt các chất có tác dụng ngăn cản sự kết dính của sỏi.
  • Giảm thể tích nước tiểu, nước tiểu cô đặc
  • Nước tiểu bị axit hóa (pH nước tiểu giảm)

Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học (Uống ít nước, ăn mặn, ăn nhiều đạm động vật, ít vận động thể chất, nhịn tiểu thường xuyên,…), tiền sử gia đình có người bị sỏi thận hoặc mắc các bệnh lý như nhiễm trùng tiết niệu, cường cận giáp, nhiễm toan ống thận,… cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.

Hiểu rõ nguyên nhân để lựa chọn thuốc trị sỏi thận phù hợp

Hiểu rõ nguyên nhân để lựa chọn thuốc trị sỏi thận phù hợp

Lợi ích, nguy cơ của 3 nhóm thuốc trị sỏi thận phổ biến hiện nay

Mục đích chính của việc sử dụng thuốc tây trong điều trị sỏi thận là giúp giảm nhanh triệu chứng, đồng thời điều hòa nồng độ chất khoáng trong nước tiểu để ngăn sỏi thận hình thành và tăng kích thước. Hiện nay, 3 nhóm thuốc thường được chỉ định gồm:

Thuốc giảm đau

Tùy vào mức độ, tính chất cơn đau mà có thể sử dụng một trong các thuốc sau:

Thuốc giảm đau ngoại biên Thuốc giảm đau trung ương
Tên thuốc –          Paracetamol (Panadol, Tynelol)

–          Thuốc giảm đau nhóm NSAIDs như ibuprofen (Motrin, advil), diclofenac (Cataflam, Voltaren),…

–          Các opioid như codein, tramadol, pethidine,…
Chỉ định Đau mức độ nhẹ đến trung bình Đau nghiêm trọng từ mức độ trung bình trở lên và không đáp ứng với thuốc giảm đau ngoại biên
Tác dụng phụ Viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, co thắt phế quản, phát ban, mề đay, Buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, bí tiểu, co thắt phế quản, suy hô hấp, hội chứng cai thuốc, hưng phấn, lẫn lộn, ảo giác, hoang tưởng,…
Chống chỉ định và thận trọng Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, suy gan, suy thận, mắc bệnh tim mạch, hen phế quản, bị rối loạn đông máu gây chảy máu, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Người bị suy hô hấp, hen phế quản, suy gan nặng, tăng áp lực nội sọ, ngộ độc rượu cấp, đang dùng thuốc chống trầm cảm IMAO,…

Thuốc giãn cơ trơn

Một số loại thuốc như thuốc chẹn alpha adrenergic (tamsulosin), thuốc chẹn kênh canxi (nifedipin, verapamil), papaverine, drotaverin,… có tác dụng giãn rộng cơ trơn tại đường tiết niệu để giúp sỏi di chuyển dễ dàng hơn, từ đó nhanh đào thải khỏi cơ thể, tránh làm rách, trầy xước lòng niệu quản, đồng thời giảm các cơn đau quặn thận cho người bệnh.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc giãn cơ trơn là rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, đau đầu, ngủ gà, dị ứng, nổi mẩn,…

Thuốc hỗ trợ làm tan sỏi

Nhóm thuốc này có tác dụng điều chỉnh lại nồng độ một số chất khoáng trong nước tiểu như canxi, oxalat, acid uric, cystein… để giảm nguy cơ sỏi kết tinh. Tùy vào bản chất loại sỏi thận mà lựa chọn một trong các thuốc sau:

  • Sỏi canxi oxalat: Là loại sỏi phổ biến nhất chiếm 70 – 80% số trường hợp, chỉ định chính là dùng thuốc lợi tiểu thiazid để tăng bào mòn sỏi và đào thải cặn lắng dư thừa ra khỏi cơ thể, kết hợp cùng kali citrat nhằm kiềm hóa nước tiểu, ức chế quá trình kết kinh tạo sỏi.
  • Sỏi acid uric: Thường gặp trong một số bệnh chuyển hóa như gút do dư thừa acid uric trong nước tiểu, để điều trị cần kết hợp giảm nồng độ acid uric máu bằng allopurinol và kiềm hóa nước tiểu bằng kali citrat hoặc natri citrat.
  • Sỏi struvite: Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu là nguyên nhân chính gây sỏi struvite, do đó cần điều trị bằng kháng sinh theo đúng liệu trình.
  • Sỏi cystein: Loại sỏi này rất hiếm gặp, hướng điều trị chính là dùng các thuốc giúp giảm nồng độ cystein như D-penicillamine kết hợp cùng thuốc lợi tiểu và kiềm hóa nước tiểu.

Hầu hết các thuốc trị sỏi thận hiện nay đều là thuốc kê đơn và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ, do vậy chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định, đồng thời cần theo dõi cẩn thận các phản ứng bất thường xảy ra để đảm bảo an toàn nhất.

Đông y trị sỏi thận: An toàn, hiệu quả bền vững

Thuốc tây vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, chỉ thiên về cải thiện triệu chứng, ít tác động vào căn nguyên gây bệnh nên tỷ lệ sỏi thận tái phát sau điều trị cao, hơn nữa tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi dùng dài ngày. Do vậy, hiện nay các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ một số loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu, bài sỏi tăng cường chức năng thận – tiết niệu như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán liên liên, Cỏ nhọ nồi, Hoàng bá nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đào thải sỏi thận ra ngoài.

Trị sỏi thận bằng thảo dược là giải pháp an toàn, bền vững cho người bệnh

Trị sỏi thận bằng thảo dược là giải pháp an toàn, bền vững cho người bệnh

Các nghiên cứu thực hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… đã chứng minh được rằng, những thảo dược này mang lại tác dụng toàn diện giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu theo 4 cơ chế quan trọng sau:

  • Lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu để tăng bào mòn sỏi và đào thải chất khoáng dư thừa trên đường tiết niệu.
  • Kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa quá trình kết tinh tạo sỏi, phòng sỏi tái phát.
  • Giãn cơ trơn niệu quản tạo điều kiện cho sỏi di chuyển từ thận xuống bàng quang để đào thải ra ngoài nhanh hơn.
  • Giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn giúp giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt và ngăn ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu do sỏi thận.
Những cơn đau quặn, tiểu buốt, tiểu rắt do sỏi thận khiến cuộc sống của bạn mệt mỏi bội phần?. Đừng lo lắng, hãy liên hệ ngay qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366 để được tư vấn về giải pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.
Bởi vậy, đây sẽ là giải pháp tối ưu mà người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu hoặc có nguy cơ tái phát sỏi cao sau tán/mổ sỏi nên sử dụng sớm để rút ngắn thời gian điều trị và ngừa sỏi tái phát lâu bền.

Có thể bạn quan tâm:

Viên uống chuyên hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu từ thảo dược tự nhiên

Một số lời khuyên của các chuyên gia dành cho người bệnh sỏi thận

  • Uống nhiều nước: Tối thiểu 8 – 12 cốc/ngày, uống đến khi nước tiểu trong suốt, có màu vàng nhạt là đã bổ sung đủ nước.
  • Giảm lượng muối: Không quá 2.3g muối/ngày, hạn chế muối trong một số loại thực phẩm như dưa muối, cà muối, thịt hộp, thịt hun khói, khoai tây chiên,…
  • Hạn chế đạm động vật: Ăn không quá 150g thịt/ngày bởi chúng làm tăng nguy cơ bị sỏi urat.
  • Tránh các chất kích thích: Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, cà phê,… để tránh mất nước gây cô đặc nước tiểu.
  • Tăng cường trái cây, rau xanh: Bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi, đặc biệt là loại giàu acid citric – chất có khả năng tạo thành citrat để chống kết tinh sỏi như cam, bưởi, dứa, xoài, quýt,…
  • Cân bằng 2 nhóm chất canxi và oxalat: Bổ sung cân đối 2 nhóm thực phẩm chứa canxi (sữa, phomai, sữa chua, hải sản có vỏ, rau xanh đậm,…) và oxalat (khoai lang, trà, socola, đậu nành,…) để ngăn sỏi canxi oxalat hình thành.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Không nhịn đi tiểu, tránh ngồi yên tại một vị trí quá lâu, duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp giảm quá trình lắng đọng của các chất khoáng.

Thuốc trị sỏi thận là thường là giải pháp tạm thời trong những trường hợp cấp bách, để quá trình điều trị đạt hiệu quả, ngăn tái phát bền vững, người bệnh cần kết hợp với điều chỉnh lối sống khoa học và sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ.

Ngày đăng: 22/05/2019 | Cập nhật cuối: 05/07/2019


Nguồn tham khảo

 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3772648/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/diagnosis-treatment/drc-20355759

 

Bài viết liên quan

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Thuốc Tây Y

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Vốn là một loại thuốc phổ biến trong điều trị tăng huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Guanfacine hiện nay còn…

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Thuốc Tây Y

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Những năm gần đây, bổ sung GABA được xem như một giải pháp thay thế trong điều trị nhiều bệnh lý như rối loạn giấc…

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Thuốc Tây Y

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong điều trị động kinh cục bộ, hội chứng west nhưng thuốc Sabril (Vigabatrin) lại có thể gây…

Viết bình luận

loading
Thuốc Tây Y

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày