Y học ngày càng phát triển với sự ra đời của nhiều kỹ thuật mổ tán sỏi hiện đại, giúp loại sỏi nhanh chóng, trong đó có phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể. Liệu rằng kỹ thuật này có phải là an toàn tuyệt đối? Sau phẫu thuật có bị tái phát không? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp mọi băn khoăn.
Tóm tắt bài viết
- 1 Tán sỏi thận ngoài cơ thể là phương pháp như thế nào?
- 2 Khi nào nên tán sỏi thận ngoài cơ thể?
- 3 Những ai không nên tán sỏi thận ngoài cơ thể?
- 4 Có cần thiết phải gây mê khi tán sỏi không?
- 5 Đâu là quy trình chuẩn khi tán sỏi thận ngoài cơ thể?
- 6 Tán sỏi thận ngoài cơ thể hết bao nhiêu tiền?
- 7 Lợi ích và nguy cơ khi tán sỏi thận ngoài cơ thể
- 8 Sau tán sỏi có bị tái phát không?
- 9 Sau tán sỏi thận ngoài cơ thể nên chăm sóc như thế nào?
Tán sỏi thận ngoài cơ thể là phương pháp như thế nào?
Tán sỏi thận ngoài cơ thể ngoài cơ thể còn gọi là tán sỏi bằng sóng xung kích (ESWL – Extracorporeal Shock wave Lithotripsy – ESWL) là kỹ thuật phá vỡ sỏi bằng cách sử dụng sóng âm có tần số lớn, sau đó loại bỏ ra ngoài qua nước tiểu bằng dụng cụ chuyên dụng.
Khi nào nên tán sỏi thận ngoài cơ thể?
Đối với bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, việc mổ, tán sỏi chỉ nên là lựa chọn cuối cùng sau khi đã điều trị bằng nội khoa không có cải thiện hoặc xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường tiết niệu, suy thận mức độ nặng,… Kỹ thuật này thường được chỉ định trong một số trường hợp sau:
– Sỏi thận kích thước nhỏ hơn 20mm
– Sỏi ở đoạn niệu quản 1/3 niệu quản trên, kích thước nhỏ hơn 10mm
Những ai không nên tán sỏi thận ngoài cơ thể?
Theo khuyến cáo chung, không nên thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể trong những trường hợp sau:
– Phụ nữ đang mang thai
– Đường tiểu bị thu hẹp do sẹo niệu quản
– Rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông. Nếu muốn phẫu thuật cần ngừng thuốc ít nhất 1 tuần
Ngoài ra, có một số trường hợp sỏi canxi hoặc sỏi cystine không đáp ứng với kỹ thuật tán sỏi này.
Sỏi thận bao nhiêu thì phải mổ và những hướng dẫn chi tiết
Có cần thiết phải gây mê khi tán sỏi không?
Với kỹ thuật này, người bệnh thường được chỉ định một số loại thuốc an thần nhẹ, thuốc gây mê cục bộ hoặc toàn thân để giảm bớt những khó chịu từ sóng xung kích trong suốt quá trình tán sỏi. Ngoài ra, gây mê cũng để giữ cho người bệnh nằm yên khi tán sỏi, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
Đâu là quy trình chuẩn khi tán sỏi thận ngoài cơ thể?
– Đặt bệnh nhân nằm đúng tư thế trên bàn phẫu thuật
– Gây mê sau đó chụp X- quang vi tính để xác định vị trí viên sỏi
– Điều chỉnh thiết bị sau đó sử dụng khoảng 1000 – 2000 sóng âm tần số cao tập trung vào vị trí sỏi để phá vỡ thành những mảnh nhỏ hơn. Thời gian thực hiện trong khoảng 45 – 60 phút. Sau phẫu thuật sẽ đặt 1 stent niệu quản để giúp vụn sỏi dễ dàng di chuyển ra ngoài, không làm tổn thương đường tiểu
Tán sỏi thận ngoài cơ thể giúp phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ
Tán sỏi thận ngoài cơ thể hết bao nhiêu tiền?
Chi phí tán sỏi thận thường phụ thuộc vào dịch vụ và mức hưởng bảo hiểm y tế, thường dao động khoảng 6 – 10 triệu đồng. Cần lưu ý rằng, chi phí này chưa tính đến thuốc men, dịch vụ nằm viện sau phẫu thuật,…
Lợi ích và nguy cơ khi tán sỏi thận ngoài cơ thể
Phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể có ưu điểm là giúp loại sỏi nhanh không cần xâm lấn, nhờ đó rút ngắn được thời gian nằm viện so với những phương pháp mổ hở trước đây. Dù vậy, phương pháp này không phải là an toàn tuyệt đối mà vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro như sau:
– Nguy cơ phải tán sỏi nhiều lần: phương pháp này hiệu quả nhất với những kích thước sỏi dưới 20mm, nếu sỏi quá lớn sẽ cần phải tán từ 2 – 3 lần làm ảnh hưởng xấu đến chức năng thận – tiết niệu
– Bầm tím, chảy máu, mất máu khi tán sỏi: bầu nước của thiết bị tán sỏi có thể làm tổn thương, chảy máu thận và một số cơ quan như gan, lách,…
– Nguy cơ viêm đường tiết niệu, đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt,…
Sau tán sỏi có bị tái phát không?
Câu trả lời là CÓ THỂ. Sau tán sỏi thận ngoài cơ thể, nếu còn sót lại các vụn sỏi, cặn sỏi, chúng có thể trở thành “mầm sỏi”, làm tăng nguy cơ tái phát. Việc uống không đủ nước, ăn quá mặn hoặc sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn là những yếu tố thuận lợi để sỏi dễ kết tinh.
Sau tán sỏi thận ngoài cơ thể nên chăm sóc như thế nào?
Mặc dù sau tán sỏi thận ngoài cơ thể có thời gian nằm viện chỉ khoảng ½ – 1 ngày nhưng chế độ chăm sóc sau đó là vô cùng quan trọng để giúp nhanh hồi phục sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:
– Vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác vật nặng quá sức ảnh hưởng đến vị trí tán sỏi
– Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày để giúp lọai bỏ hoàn toàn vụn sỏi, cặn sỏi ra ngoài
– Ăn đồ mềm, dễ tiêu như bún, cháo, phở, sữa,…
– Không ăn những đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
– Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi,…
Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật sỏi là vô cùng quan trọng
– Sử dụng viên uống thảo dược Stonebye: Với 7 thành phẩn thảo dược tốt gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi, Stonebye là giải pháp an toàn dành cho những người sau tán sỏi vừa giúp lợi tiểu, tăng đào thải cặn lắng trên đường tiết niệu vừa kháng khuẩn, chống viêm giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sau khi tán sỏi nên dùng Stonebye với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần liên tục khoảng 1 tháng. Cùng lắng nghe những nhận định của chuyên gia tiết niệu về viên uống này qua video:
Stonebye dưới góc nhìn của chuyên gia tiết niệu
Hy vọng thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn và người thân hiểu rõ hơn về lợi ích và nguy cơ khi lựa chọn tán sỏi. Điều trị đúng phương pháp và chủ động phòng ngừa sỏi sau phẫu thuật sẽ giúp bạn bạn bảo vệ tốt chức năng tiết niệu và sống vui khỏe hơn mỗi ngày.
Chữa sỏi thận bằng thuốc nam hiệu quả khó tin nếu dùng đúng
Viên uống Stonebye giải pháp chuyên biệt dành cho người bị sỏi và sau tán sỏi
Ngày đăng: 17/02/2021