Sỏi thận nếu để lâu ngày có thể dẫn đến một số biến chứng đáng lo ngại như tình trạng thận ứ nước các cấp độ khác nhau. Trong đó, sỏi thận ứ nước độ 3 được đánh giá là tương đối nguy hiểm đến chức năng thận – tiết niệu. Vậy sỏi thận này nên điều trị như thế nào để an toàn và hiệu quả? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây.
Tóm tắt bài viết
Sỏi thận ứ nước độ 3 là gì? – Những dấu hiệu cần nhận biết sớm
Hiện nay, thận ứ nước được chia thành 4 cấp độ: thận ứ nước độ 1, độ 2, độ 3, độ 4. Sỏi thận ứ nước độ 3 là mức độ tương đối nguy hiểm, nếu không điều trị tốt sẽ gây nguy hại đến chức năng thận – tiết niệu, dẫn đến biến chứng suy thận nguy hiểm.
Sỏi thận ứ nước độ 3 qua thăm khám sẽ thấy cầu thận giãn nở trên 15mm và rất khó để phân biệt đài thận và bể thận do vách thận giãn rộng. Những triệu chứng thường gặp bao gồm:
– Tình trạng đau kéo dài (cơn đau quặn thận do tăng áp lực thận): đau hai bên sườn, háng, đau lan xuống vùng bộ phận sinh dục ngoài
– Mót tiểu thường xuyên, nước tiểu có màu đục và màu đậm bất thường
– Buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi
– Lượng nước tiểu thay đổi đột ngột (có lần quá nhiều hoặc quá ít)
– Sốt cao, ớn lạnh
Sỏi thận ứ nước độ 3 có nguy hiểm không?
Thận ứ nước độ 3 là biến chứng không thể chủ quan bởi sỏi tích tụ quá lâu sẽ gây nhiều nguy hại đến chức năng thận. Thận ứ nước, áp lực trong thận tăng cao gây giãn đài bể thận, nghiêm trọng hơn khiến thận bị vỡ. Ngoài ra, tình trạng ứ nước kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm thận, viêm đường tiết niệu, hủy hoại tế bào thận dẫn đến biến chứng suy thận cấp hoặc mạn tính. Do đó, sỏi thận ứ nước độ 3 cần điều trị sớm, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Sỏi thận ứ nước độ 3 có chữa được không? Khi nào cần phẫu thuật?
Sau khi thăm khám, tùy theo mức độ cản trở đường tiểu do sỏi để lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Khi sỏi thận kích thước quá lớn (thường trên 20mm) gây cản trở đường tiểu, kèm theo biểu hiện bí tiểu, tiểu ra máu thường ưu tiên phẫu thuật để loại bỏ sỏi, khơi thông đường tiểu, tránh ứ nước nặng hơn. Hiện nay, ngoài các phẫu thuật sỏi như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng,… bác sĩ thường chỉ định đặt ống thông để cải thiện tình trạng thận ứ nước.
Thực tế, không phải mọi trường hợp thận ứ nước độ 3 đều cần phẫu thuật ngay. Nếu tình trạng sỏi ổn định, không gây biến chứng nhiễm trùng đường tiểu, không có tiểu máu, tiểu mủ,… thì nên ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc và sản phẩm thảo dược để bào mòn, giảm kích thước sỏi. Bởi lẽ, phẫu thuật dù có nhiều lợi điểm nhưng không tránh khỏi hoàn toàn những biến chứng như tổn thương đường tiểu, chảy máu, nhiễm trùng,…
Ngoài nhóm giảm đau chống viêm bằng tây y, các thảo dược trị sỏi như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô,… cũng được sử dụng phổ biến. Những bằng chứng nghiên cứu ở các quốc gia lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy, nhóm 7 thảo dược gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi có khả năng tác động tới bệnh sỏi thận một cách toàn diện, vừa giúp lợi tiểu tự nhiên, bào mòn sỏi, vừa kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa viêm tiết niệu hiệu quả. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên ưu tiên sử dụng sản phẩm thảo dược được bào chế dưới dạng viên uống hiện đại từ những cơ sở sản xuất uy tín.
Viên uống thảo dược hàng đầu dành cho người bị sỏi
Lời khuyên thiết thực với bệnh sỏi thận ứ nước độ 3
– Ưu tiên ăn nhạt hơn để tránh tình trạng giữ nước ở thận
– Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá vì những tác nhân khiến thận phải làm việc nhiều hơn
– Hạn chế các loại thịt chứa nhiều đạm như thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật,… Tối đa không quá 150g thịt/ngày
– Uống đủ nước: lượng nước đảm bảo 1 – 1,5 lít nước/ngày, chia thành nhiều lần uống trong ngày
– Bổ sung chất xơ từ các loại rau, củ quả giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, tránh tạo thêm áp lực tới chức năng gan, thận
– Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 2 – 3 tháng để theo dõi đúng tình trạng sỏi và có những điều chỉnh phù hợp
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Lý giải từ chuyên gia tiết niệu
Tổng hợp kinh nghiệm chữa sỏi thận nhờ dùng thảo dược tại nhà