Bệnh sỏi thận chính là thủ phạm của những cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng mạn sườn khiến người bệnh thường “đứng ngồi không yên”. Bệnh lý này dù không khó điều trị nhưng lại dễ tái phát và có thể gây biến chứng xấu nếu không được trị dứt. Chính vì vậy, quan trọng là bạn cần hiểu rõ về bệnh từ nguyên nhân, triệu chứng để chủ động phòng ngừa ngay từ sớm.
Tóm tắt bài viết
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những tinh thể cứng tích tụ trong thận do các khoáng chất trong nước tiểu như canxi, oxalat, acid uric,…lắng đọng và kết tinh tạo thành. Qua thời gian, sỏi thận sẽ có kích thước và độ cứng khác nhau và có thể gây một số biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp.
9 Triệu chứng điển hình của bệnh sỏi thận
Sỏi thận với kích thước nhỏ thường ít gây đau, khó chịu nhưng khi sỏi tăng dần về kích thước và di chuyển đến các vị trí khác trong đường tiết niệu, người bệnh thường gặp một số triệu chứng sau:
- Đau dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng mạn sườn – thắt lưng khiến người bệnh không thể ngồi yên hoặc tìm một tư thế thoải mái. Cơn đau có thể lan đến vùng bụng, dưới háng và kéo dài vài phút hoặc thậm chí hàng giờ
- Tiểu buốt: khó khăn mỗi lần đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, buốt rất khó chịu
- Tiểu rắt: mót tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít
- Nước tiểu đục, có màu bất thường như vàng đậm, đỏ, hồng nhạt,… kèm theo mùi hôi khó chịu
- Buồn nôn, nôn mửa
- Sốt cao, ớn lạnh
- Khó tiểu, bí tiểu một phần hay toàn bộ: đây là dấu hiệu cảnh báo sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu nghiêm trọng
Đau lưng, mạn sườn là triệu chứng điển hình trong bệnh sỏi thận
Nguyên nhân nào gây sỏi thận? Đâu là yếu tố nguy cơ?
Căn nguyên chính trong bệnh sỏi thận là do cơ thể bị thiếu nước, lượng nước tiểu giảm nên không đủ để pha loãng acid uric làm nước tiểu bị acid hóa. Ngoài ra, khi nồng độ của các khoáng chất canxi, oxalate, acid uric,…tăng lên trong khi nồng độ các chất ức chế kết dính suy giảm càng tạo điều kiện thuận lợi khiến chúng bị kết tinh lại với nhau tạo thành sỏi.
Có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ phát triển sỏi thận bao gồm:
- Tiền sử gia đình có người bị sỏi thận
- Thói quen uống ít nước hoặc sống ở vùng khí hậu nóng bức
- Ăn uống không khoa học: ăn quá nhiều đạm, muối, đường
- Người bị thừa cân béo phì
- Đã từng phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc mắc các bệnh lý tiêu hóa mạn tính như tiêu chảy, viêm ruột,…
- Một số bệnh lý khác như: nhiễm toan ống thận, cystin niệu, viêm đường tiết niệu, cường giáp,…
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách hoặc tái phát nhiều lần có thể gây nên một số biến chứng sau:
- Tắc nghẽn đường tiểu: sỏi thận tăng nhanh về kích thước, di chuyển đến các vị trí khác như niệu quản, niệu đạo gây tắc đường dẫn tiểu và ứ nước tại thận
- Nhiễm trùng tiết niệu: sỏi thận có thể gây trầy xước đường tiết niệu và là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng
- Suy thận: viêm thận, thận ứ nước kéo dài,… sẽ làm hủy hoại tế bào thận và có thể gây suy thận nếu mức độ tổn thương thận lên đến 75%
- Vỡ thận: đây là biến chứng hiếm gặp và nguy hiểm nhất khi thận bị ứ nước quá lâu không được can thiệp
Phương pháp điều trị bệnh sỏi thận hiện nay
Điều trị nội khoa với sỏi kích thước nhỏ, ít triệu chứng
Đa phần những sỏi thận kích thước nhỏ dưới 15mm thường được ưu tiên điều trị nội khoa theo những cách sau:
- Uống nhiều nước: Uống tối thiểu 2 -3 lít nước/ ngày (nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả, nước canh,…) để tăng đào thải sỏi tự nhiên ra khỏi cơ thể
Uống nhiều nước giúp tăng bào mòn sỏi thận
Thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất tùy từng loại sỏi như: thuốc lợi tiểu thiazid, allopurinol,…
- Thuốc giảm đau nhóm chống viêm không steroid để giảm các cơn đau do sỏi
- Thuốc giãn cơ trơn niệu quản để giúp viên sỏi dễ dàng di chuyển xuống đường tiết niệu dưới và đào thải ra ngoài
- Sản phẩm thảo dược hỗ trợ trị sỏi thận: muốn trị sỏi thận tận gốc, ngừa bệnh tái phát cần tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh để ức chế các yếu tố hình thành, đồng thời, tăng bào mòn sỏi, giảm nhiễm trùng tiết niệu do sỏi.
Những nghiên cứu gần đây giúp làm sáng tỏ vai trò của nhiều thảo dược trong điều trị sỏi thận như Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử, Bán biên liên,… Do đó, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược này mang lại lợi ích toàn diện vừa giúp lợi tiểu, giãn cơ trơn để tăng bào mòn sỏi một cách tự nhiên, đồng thời giảm đau, chống viêm hiệu quả trong bệnh sỏi thận.
Hiện nay, thay vì phải đun sắc cồng kềnh, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược Stonebye có chứa 7 thành phần thảo dược quý để tăng hiệu quả trị sỏi thận.
Stonebye – Giải pháp vàng cho người sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu
Điều trị ngoại khoa loại bỏ sỏi
Khi sỏi kích thước quá lớn không thể tự đào thải ra ngoài theo cách tự nhiên hoặc sỏi cọ xát gây chảy máu, tổn thương thận thì cần can thiệp ngoại khoa để tránh biến chứng nguy hiểm bằng một số phương pháp sau:
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng tia laser hoặc sóng xung kích
- Phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi
- Tán sỏi nội soi ngược dòng
- Loại bỏ sỏi thận qua da
- Phẫu thuật mổ hở lấy sỏi
Với mỗi phẫu thuật, bạn nên thăm khám và chuẩn bị tốt trước khi tiến hành để hạn chế tối đa một số biến chứng như: chảy máu sau mổ, viêm đường tiết niệu,… trong đó nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu.
Lời khuyên trong sinh hoạt cho người bệnh sỏi thận
Bạn nên duy trì một lối sống khoa học để vừa giúp tăng hiệu quả trị bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát:
- Uống đủ nước mỗi ngày: uống tối thiểu từ 8 -12 cốc nước/ngày, nếu vận động mạnh hoặc mất nước nhiều thì cần bổ sung thêm
- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi (họ cam, chanh): để giúp tăng nồng độ các chất ức chế kết tinh sỏi và cải thiện tiêu hóa
- Cân bằng giữa thực phẩm chứa canxi và oxalat: để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi
- Ăn nhạt hơn và cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Giảm lượng protein từ động vật: hạn chế các thực phẩm giàu purin như thịt nướng, đồ chiên xào, nội tạng động vật,
- Không nhịn tiểu: đi tiểu ngay khi có nhu cầu và cố gắng tiểu hết một lần để làm rỗng bàng quang hoàn toàn
- Tập thể dục hàng ngày: không ngồi lâu một tư thế để tránh lắng đọng sỏi thận
Hy vọng thông tin trên đây đã giúp bạn tự trang bị những kiến thức hữu ích nhất về bệnh sỏi thận. Chắc chắn rằng, một lối sống lành mạnh chính là chìa khóa giúp bạn sống vui khỏe hơn mỗi ngày và phòng ngừa tốt bệnh sỏi thận.
Bệnh sỏi thận có chữa được không? – Cách phòng ngừa sớm bệnh sỏi thận
Ngày đăng: 02/07/2019
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/diagnosis-treatment/drc-20355759
https://www.everydayhealth.com/kidney-stones/guide/