Xinchaobacsy.com

Chẩn đoán suy nhược cơ thể – Hướng dẫn chuẩn từ CDC Mỹ

Suy nhược cơ thể tương đối khó chẩn đoán vì các triệu chứng dễ bị nhẫm lẫn với nhiều bệnh lý khác và hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm đặc hiệu. Bởi vậy, để giúp các bác sỹ và người bệnh xác định được chính xác bệnh, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ đã đưa ra 3 tiêu chuẩn chẩn đoán suy nhược cơ thể ngay dưới đây. 

3 tiêu chí giúp chẩn đoán suy nhược cơ thể chuẩn xác nhất

Mệt mỏi kéo dài từ 6 tháng trở lên

Tiêu chí đầu tiên và cũng là đặc trưng nhất của suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi mạn tính, kéo dài ít nhất từ 6 tháng trở lên.

Khác với mệt mỏi đơn thuần chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, khi nghỉ ngơi sẽ hết, mệt mỏi do suy nhược cơ thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Người bệnh luôn cảm thấy mệt cực độ cả thể chất lẫn tinh thần, dù cố gắng nghỉ ngơi cũng không thuyên giảm. Tình trạng này có thể xuất hiện vào bất cứ khoảng thời gian gian nào, đặc biệt là trở nên nặng nề, khó hồi phục hơn sau khi vận động thể chất. Chính vì điều đó nên việc sinh hoạt, công việc hằng ngày của người bệnh đều bị ảnh hưởng nhiều, không thể thực hiện như bình thường.

Xuất hiện ít nhất 4 dấu hiệu suy nhược cơ thể khác

Tiêu chí thứ hai là có ít nhất 4 dấu hiệu trong số các triệu chứng suy nhược cơ thể dưới đây và xuất hiện kèm theo tình trạng mệt mỏi kéo dài:

– Khó ngủ, mất ngủ

– Đau cơ

– Đau nhiều khớp nhưng không sưng đỏ

– Đau đầu

– Đau họng

– Nổi hạch bạch huyết ở cổ, nách

– Khó tập trung, suy giảm trí nhớ

– Cảm thấy khó chịu sau khi gắng sức kéo dài hơn 24h

Chẩn đoán suy nhược cơ thể cần dựa trên triệu chứng bệnh

Ngoài các biểu hiện trên, người bệnh suy nhược cơ thể có thể gặp phải các triệu chứng không điển hình khác như đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, thở dốc, ho kéo dài, nhịp tim không đều, vấn đề về tâm thần, kho mắt, khô miệng, đau cứng hàm, sụt cân…

Nếu nghi ngờ có các triệu chứng suy nhược cơ thể kể trên, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán đúng bệnh hoặc có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số: 0988.024.366 để nhận được sự tư vấn từ chuyên gia.  

Không mắc kèm bất cứ bệnh lý nào khác

Mệt mỏi không chỉ xuất hiện trong suy nhược cơ thể mà còn là triệu chứng phổ biến của rất nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bởi vậy, ngoài đánh giá biểu hiện bệnh, để chẩn đoán chính xác suy nhược cơ thể, bác sỹ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, X-quang, siêu âm, điện tim… nhằm loại trừ các nguyên nhân gây mệt mỏi khác, cụ thể là:

– Bệnh lý nội tiết: Bệnh Addison, suy thượng thận, bệnh Cushing, đái tháo đường, cường giáp, suy giáp…

– Bệnh thần kinh: Sa sút trí tuệ, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt…

– Bệnh tự miễn: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjögren, hội chứng đau cơ xơ hóa, viêm bì cơ…

– Bệnh truyền nhiễm: Viêm gan mạn tính, bệnh lao, HIV/AIDS…

– Ung thư, thiếu máu, bệnh ác tính, vitamin, nhiễm độc kim loại nặng, tác dụng phụ của thuốc…

Để chẩn đoán suy nhược cơ thể cần làm thêm nhiều xét nghiệm loại trừ khác

Lời khuyên giúp người bệnh suy nhược cơ thể cải thiện sức khỏe

Nếu nghi ngờ có các triệu chứng suy nhược cơ thể trên, bạn nên dành thời gian đi khám sớm, để kịp thời có hướng khắc phục phù hợp. Bên cạnh điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ, một vài lời khuyên đơn giản sau đây sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tốt hơn:

– Chú ý ăn uống đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, sữa, cá, trứng, rau xanh, trái cây…; hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, bánh kẹo, mì tôm… nghèo dinh dưỡng.

– Uống đủ nước trung bình 1.5 – 2 lít/ngày, tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu, bia…

– Ăn nhiều bữa nhỏ một ngày, thức ăn nên chế biến mềm, lỏng sẽ giúp giảm cảm giác chán ăn, tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

– Từ bỏ thói quen thức khuya, nên đi ngủ sớm, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Bố trí phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, ít ánh sáng để ngủ ngon giấc hơn.

– Học cách suy nghĩ tích cực, giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng tinh thần. Nếu cảm thấy stress có thể ngồi thiền, hít thở sâu hoặc ra ngoài đi dạo.

– Dành thời gian tập thể dục mỗi ngày, nên chọn bài tập nhẹ nhàng vừa sức như đi bộ, yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh…

– Bổ sung sản phẩm hỗ trợ có thành phần lành tính từ thảo dược và hoạt chất sinh học tự nhiên như Đương quy, Xuyên tiêu, L-carnitine, Magie… trong viên uống Hồng Mạch Khang. Đây đều là những vị thuốc bổ rất tốt với người bị suy nhược cơ thể nhờ tác dụng bổ máu, kích thích tủy xương tạo máu, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho cơ thể, nhờ vậy giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, cải thiện tình trạng mệt mỏi, da xanh xao, ăn uống kém, đau đầu, mất ngủ…

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán suy nhược cơ thể, tuy nhiên bộ tiêu chuẩn mà CDC đưa ra đã giúp cho việc xác định bệnh trở nên dễ dàng, chính xác hơn. Và hy vọng rằng, nó cũng thực sự hữu ích giúp bạn nhận diện sớm được tình trạng suy nhược cơ thể, từ đó điều trị bệnh kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Hồng Mạch Khang – Giải pháp hỗ trợ sức khỏe cho người suy nhược cơ thể

Thuốc bổ suy nhược cơ thể từ thảo dược và hoạt chất sinh học tự nhiên

Những triệu chứng suy nhược cơ thể không thể bỏ qua

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà