Xinchaobacsy.com

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình – Hiểu để phòng ngừa đúng cách

Xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là bước đầu tiên cần thực hiện để có thể điều trị bệnh hiệu quả và phòng tránh nguy cơ tái phát về sau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề này, hãy tìm hiểu ngay để có hướng khắc phục bệnh tối ưu nhất.

Tổng hợp nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Nguyên nhân trực tiếp tại hệ tiền đình

Là những bệnh lý hoặc tác nhân có thể gây tổn thương trực tiếp đến hệ thống tiền đình, bao gồm:

– Viêm mê cung và viêm dây thần kinh tiền đình do nhiễm virus.

– Nhiễm độc tiền đình do tác dụng phụ một số thuốc như kháng sinh aminoglycoside, thuốc chống sốt rét, thuốc lợi tiểu….

– Bệnh lý viêm tai như viêm tai giữa cấp, viêm tai mạn tính, viêm tai thanh dịch…

– Rò ngoại dịch tai trong do chấn thương hoặc mắc bệnh lao, giang mai.

– Bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao gây tổn thương mạch máu và giảm cung cấp máu tại hệ thống tiền đình.

– U dây thần kinh thính giác (dây thần kinh số 8) gây triệu chứng rối loạn tiền đình kèm suy giảm thính lực nghiêm trọng.

– Bệnh lý thạch nhĩ làm ảnh hưởng đến khả năng thích nghi khi thay đổi tư thế, gây rối loạn tiền đình với biểu hiện là cơn chóng mặt kịch phát lành tính.

Nguyên nhân bên ngoài hệ tiền đình

Tình trạng huyết áp thấp, thiếu máu, thiếu máu não, tuần hoàn máu kém hoặc bệnh lý mạch máu não…. làm giảm lượng máu cung cấp cho hệ thống tiền đình và não bộ, từ đó làm xuất hiện rối loạn chức năng tại cơ quan này.

3 nhóm nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Do môi trường sống, thói quen sinh hoạt

Yếu tố môi trường sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học có tác động rất lớn đến việc hình thành bệnh rối loạn tiền đình. Đặc biệt, stress là nguyên nhân quan trọng, vừa tác động trực tiếp, vừa gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý làm tổn thương hệ tiền đình. Đó là lý do vì sao hiện nay tỷ lệ mắc bệnh đang ngày một tăng.

Rối loạn tiền đình khiến bạn thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 0988024366 để được tư vấn về giải pháp điều trị bệnh hiệu quả ngay tại nhà.

Những ai có nguy cơ bị rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng chủ yếu tập trung ở người trưởng thành, đặc biệt là các nhóm đối tượng sau:

– Người lao động trí óc, dân văn phòng ngồi lâu với máy tính.

– Người thường xuyên mất ngủ, căng thẳng, lo âu, mệt mỏi quá mức

– Người có lối sống không lành mạnh: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, thức khuya, ít vận động, ăn đồ ăn nhanh…

– Người sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn.

– Người cao tuổi, phụ nữ sau sinh, phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh

– Người mắc một số bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu, béo phì, huyết áp thấp, thiếu máu não, viêm tai… hoặc đang điều trị bằng một số loại thuốc độc cho tai.

Lời khuyên giúp phòng ngừa và điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả

Điều trị rối loạn tiền đình cần tập trung đồng thời vào cả nguyên nhân và triệu chứng để giảm tần suất, mức độ cơn chóng mặt và ngăn chặn bệnh tái phát. Hiện nay, thuốc điều trị rối loạn tiền đình chủ yếu thuộc 2 nhóm là thuốc ức chế tiền đình và thuốc tăng tuần hoàn não. Để có hiệu quả tốt, việc đầu tiên là người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Một lưu ý quan trọng khác mà hầu hết người bệnh thường không tuân thủ thực hiện đó là thay đổi thói quen sống. Đối với rối loạn tiền đình thì yếu tố về chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh, do vậy bạn nên:

– Hạn chế rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích thần kinh vì làm tăng cảm giác hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.

Hạn chế rượu bia để điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả hơn

– Tránh ngồi quá lâu một chỗ như làm việc với máy tính, xem tivi, điện thoại, đọc sách báo…., đặc biệt là vận động đốt sống cổ thường xuyên để tăng tưới máu não.

– Uống đủ lượng nước 1.5 – 2 lít/ngày vì nước sẽ giúp ổn định thể tích dịch trong cơ thể, tránh nguy cơ bị mất nước gây chóng mặt.

– Tạo tâm lý thoải mái, không nên quá áp lực vì công việc, học tập, thư giãn tinh thần bằng nghe nhạc, vui chơi giải trí hoặc tập thiền tịnh, yoga, hít thở sâu.

– Thiết lập khung thời gian sinh hoạt cố định, đi ngủ sớm trước 11 giờ, tránh thức khuya, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.

– Tập luyện đều đặn, những động tác vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, chạy bộ… sẽ phù hợp khi bị rối loạn tiền đình.

– Hạn chế các loại đồ ăn nhanh, phụ gia thực phẩm…; tăng cường thực phẩm giàu vitamin B, vitamin C, vitamin D, magie như sữa, thịt gia cầm, hải sản, các loại hạt, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây…

– Sử dụng sản phẩm thảo dược có tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, tăng cường tuần hoàn máu não như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang để giúp rút ngắn thời gian điều trị và cải thiện nhanh hơn các biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, choáng váng do rối loạn tiền đình.

Có thể bạn quan tâm:

Hồng Mạch Khang và những lợi ích cho người bị rối loạn tiền đình

Tổng hợp các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiện nay

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình rất đa dạng, bao gồm cả yếu tố bệnh lý và thói quen sống. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện chóng mặt, ù tai bất thường, bạn nên đi khám để kịp thời phát hiện sớm bệnh, xác định đúng căn nguyên, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Tác giả: DS. Hồ Hà