Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Nháy mắt, chớp mắt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giảm căng thẳng ở mắt, tránh khô mắt và loại bỏ các hạt bụi vương vào mắt… Tuy nhiên, nếu trẻ nháy mắt liên tục, không kiểm soát được thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề về sức khỏe đáng được lưu tâm.

Nháy mắt liên tục có thể là biểu hiện của rối loạn tic

Căng thẳng quá mức, ngủ không đủ giấc, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài là những nguyên nhân thường gặp gây nhức mỏi mắt, nháy mắt liên tục. Lúc này, cha mẹ chỉ cần giúp con thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh hơn là được.

Tuy nhiên, nếu thấy trẻ nháy mắt liên tục, không thể kiểm soát trong thời gian dài thì cha mẹ cần lưu ý vì đây có thể là biểu hiện của một số vấn đề về sức khỏe sau:

Các bệnh lý về mắt: Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị), quặm mi, lông mi đa nang, dị ứng, khô mắt, viêm kết mạc, viêm bờ mi, dị vật trên bề mặt nhãn cầu hay lẫn dưới mi mắt, rối loạn điều tiết…

Động kinh cơn nhỏ, tổn thương dây thần kinh số V, VII: Do loét giác mạc, viêm màng bồ đào, zona mắt,…

–  Hội chứng Wilson, bệnh Parkinson hay cơn Hysteria: Gây thoái hóa nơron thần kinh, dẫn đến nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng nháy mắt liên tục là một dấu hiệu thường gặp

Rối loạn tic, hội chứng tourette: Là rối loạn vận động với các biểu hiện như nháy mắt liên tục, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ,… và/hoặc các phát âm không chủ đích (ho hắng giọng, hỉ mũi, tặc lưỡi, nói tục, chửi bậy…) xảy ra bất ngờ, nhanh chóng, lặp lại nhiều lần.

Nháy mắt liên tục có thể là biểu hiện của rối loạn tic, hội chứng tourette

Nháy mắt liên tục có thể là biểu hiện của rối loạn tic, hội chứng tourette

Khi nào trẻ nháy mắt liên tục được chẩn đoán là rối loạn tic?

Cho đến nay việc chẩn đoán rối loạn tic vẫn chủ yếu dựa trên các triệu chứng của trẻ mà chưa có một xét nghiệm đặc hiệu nào. Dưới đây là 4 tiêu chí để khẳng định trẻ nháy mắt liên tục là do rối loạn tic:

– Có một hoặc nhiều biểu hiện rối loạn vận động như chớp mắt, nháy mắt liên tục, nhún vai, giật cơ cổ,… không thể kiểm soát.

– Biểu hiện nháy mắt liên tục xuất hiện trước 18 tuổi.

– Trẻ nháy mắt liên tục trong ít nhất 12 tháng.

– Không liên quan tới tác dụng phụ của thuốc hoặc một số bệnh lý khác như huntington, viêm não siêu vi, các vấn đề về mắt.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện đo thị lực, soi đèn khe, chụp CT, xét nghiệm máu,… để loại trừ các vấn đề bệnh lý khác.

Cha mẹ nên điều trị nháy mắt liên tục do rối loạn tic ở trẻ như thế nào?

Để nhanh chóng cải thiện biểu hiện nháy mắt liên tục, cha mẹ cần kết hợp chặt chẽ, linh hoạt nhiều liệu pháp khác nhau bao gồm:

Đảo ngược thói quen

Là lựa chọn ưu tiên hàng đầu với trẻ nháy mắt liên tục do rối loạn tic, hội chứng tourette, bởi hiệu quả đạt được có thể lên tới 65 – 100%. Bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ đứng trước gương và thực hiện một hành động thay thế cho biểu hiện nháy mắt chẳng hạn mỉm cười,… trong khoảng 1 phút, hoặc cho đến khi sự thôi thúc trong cơ thể trẻ lắng xuống.

Sản phẩm từ thảo dược tự nhiên

Hiện nay trên thị trường cốm Egaruta là sản phẩm đầu tiên và duy nhất giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tic ở trẻ được nhiều chuyên gia đánh giá cao và đông đảo phụ huynh tin yêu lựa chọn. Với sự kết hợp độc đáo từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng dưỡng chất bổ não như Taurine, GABA, Magie, cốm Egaruta giúp trẻ kiểm soát hiệu quả biểu hiện nháy mắt liên tục, chun mũi, nhún vãi, ho hắng giọng,… do rối loạn tic, hội chứng tourette gây ra. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Bưởi (Thái Bình) về những chuyển biến rõ rệt của con chỉ sau 3 hộp cốm Egaruta tại video sau:

Bí kíp giảm nhanh biểu hiện nháy mắt liên tục do rối loạn tic ở trẻ

Để hiểu rõ về những lợi ích nổi trội của cốm Egaruta với trẻ rối loạn tic và cách sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu, cha mẹ hãy liên hệ ngay đến số 0988.024.366 hoặc zalo số 0972.053.003, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho bạn!

Cha mẹ có thể quan tâm:

Rối loạn tic ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của trẻ

8 nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho trẻ rối loạn tic

Sử dụng thuốc tây y

Một số loại thuốc có thể được sử dụng nếu tình trạng nháy mắt liên tục trở nên nghiêm trọng như thuốc giảm dopamine, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế adrenergic,… Tuy nhiên, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, đau đầu, gây nghiện, hội chứng cai thuốc,… Bởi vậy cha mẹ cần hết sức thận trọng khi cho trẻ sử dụng.

Ngay khi con có biểu hiện nháy mắt liên tục, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp thích hợp. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hạn chế trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhằm giúp con nhanh chóng cải thiện biểu hiện này.

Tác giả: Dược sĩ Cao Thủy

Ngày đăng: 22/09/2021 | Cập nhật cuối: 26/10/2021


Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/eye-health/excessive-blinking-causes-diagnosis-treatments

https://www.healthline.com/health/gilles-de-la-tourette-syndrome#support

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Bệnh thần kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Bệnh thần kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Bệnh thần kinh

Bị giật kinh phong phải làm sao? – 4 điều nên làm và cần tránh

Rất có thể một ngày nào đó bạn sẽ phải giúp đỡ một người vượt qua cơn co giật động kinh, hay còn gọi là…

Viết bình luận

loading
Bệnh thần kinh

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày