Mệt mỏi kéo dài có thể liên quan đến một bệnh mạn tính như suy nhược cơ thể, tiểu đường, suy giáp, huyết áp thấp…, thậm chí là dấu hiệu của ung thư. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện được mệt mỏi kéo dài là bệnh gì và cách để cải thiện sức khỏe.
Tóm tắt bài viết
Mệt mỏi kéo dài là bệnh gì?
Ăn uống kém, dùng rượu bia, căng thẳng, làm việc quá sức… có thể là các yếu tố gây ra mệt mỏi nhưng chỉ là tạm thời trong vài ngày rồi hết. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi kéo dài dai dẳng, liên tục thì hãy thận trọng với các bệnh sau:
Suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể (hội chứng mệt mỏi mãn tính) là nguyên nhân cần nghĩ đến đầu tiên cho câu hỏi mệt mỏi kéo dài là bệnh gì. Nếu mắc bệnh này, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi cực độ ở mọi khoảng thời gian, nằm nghỉ cũng không đỡ, khi gắng sức thì càng mệt hơn.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác của suy nhược cơ thể gồm đau mỏi cơ, đau khớp, đau họng, đau đầu, nổi hạch, mất ngủ, khó chịu >24 giờ sau gắng sức, cảm giác không khỏe giống như bị cảm cúm.
Có thể bạn quan tâm: 3 tiêu chí chẩn đoán suy nhược cơ thể từ CDC Hoa Kỳ
Bệnh thiếu máu
Khi bị thiếu máu, cơ thể không có đủ hồng cầu để đưa oxy và dinh dưỡng tới cho các cơ quan, hậu quả là người bệnh mệt mỏi rã rời, uể oải, thiếu năng lượng kèm theo các triệu chứng như da xanh xao, rụng tóc, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở…
Thiếu máu có thể được điều trị bằng bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12 tùy loại thiếu máu kết hợp với chế độ ăn tăng cường những thực phẩm bổ máu như rau bina, rau ngót, thịt đỏ, gan, bí đỏ… và trái cây giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt.
Mệt mỏi kéo dài là bệnh gì? – Hãy thận trọng với thiếu máu
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường cũng có thể là đáp án cho câu hỏi mệt mỏi kéo dài là bệnh gì. Ngoài mệt mỏi, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như đi tiểu nhiều, thường xuyên cảm thấy đói và khát, sụt cân, thị lực giảm…
Đường (glucose) là nguồn năng lượng không thể thiếu được của tế bào. Ở người bệnh tiểu đường, đường máu tăng cao nhưng glucose không được hấp thu vào trong tế bào, tế bào bị đói chính là nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài.
Bệnh suy giáp
Các hormon tuyến giáp thúc đẩy trao đổi chất và tổng hợp năng lượng cho cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động kém, nồng độ hormon trong máu thấp sẽ khiến bạn mệt mỏi chân tay rã rời. Các triệu chứng khác của suy giáp là không chịu được lạnh, hạ thân nhiệt, tăng cân, nhịp tim chậm, trầm cảm…
Bệnh nhiễm trùng mạn tính
Mệt mỏi kéo dài có thể là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng mạn như viêm gan virus, lao, HIV, viêm phổi, tăng bạch cầu đơn nhân… Nếu bị nhiễm trùng, bạn có thể bị sốt, đau đầu, mỏi toàn thân,… biểu hiện sẽ khác tùy loại virus, vi khuẩn mắc phải.
Bệnh về tâm lý
Vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh… cũng có thể là đáp án cho câu hỏi mệt mỏi kéo dài là bệnh gì. Nếu có dấu hiệu hay mệt mỏi, buồn bã, lo lắng thái quá, dễ hoảng sợ, kích động, khó ngủ…, hãy đi khám tâm lý để hỗ trợ.
Bệnh huyết áp thấp
Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi kéo dài, lạnh chân tay, buồn nôn, da xanh xao… là những biểu hiện rất điển hình của bệnh huyết áp thấp. Do áp lực dòng máu trong lòng mạch không đủ để đẩy máu cung cấp cho các cơ quan đã gây ra những triệu chứng này. Nếu kéo dài lâu huyết áp thấp có thể dẫn đến suy nhược cơ thể.
Mệt mỏi kéo dài là bệnh gì? – Có thể là do huyết áp thấp
Có thể bạn quan tâm:
Chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh huyết áp thấp hiệu quả bằng thảo dược
Bệnh ung thư
Một đáp án khác mà bạn có thể nghĩ đến cho câu hỏi mệt mỏi kéo dài là bệnh gì đó là ung thư. Hầu hết người bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư đại tràng, bệnh bạch cầu… đều có biểu hiện mệt mỏi. Tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, hóa trị, xạ trị cũng là một yếu tố khiến mệt mỏi trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh tự miễn dịch
Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến khi mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh Sjogren… Tùy mỗi bệnh lý mà biểu hiện đi kèm sẽ khác nhau như đau sưng nhiều khớp, ban đỏ ở mặt, sốt, rụng tóc, gầy sút…
Bệnh về tim mạch và hô hấp
Nếu còn băn khoăn mệt mỏi kéo dài là bệnh gì, bạn hãy nghĩ đến vấn đề về tim mạch hoặc hô hấp như suy tim, rối loạn thần kinh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… Khi mắc các bệnh này bạn cũng có thể bị khó thở, đau ngực, nhất là khi gắng sức.
Cần làm gì khi bị mệt mỏi kéo dài?
Mệt mỏi kéo dài đôi khi có thể liên quan đến một bệnh nguy hiểm, do đó, nếu bạn đã điều chỉnh lối sống mà vẫn còn mệt thì hãy đi khám sớm, đặc biệt là khi có các dấu hiệu bất thường khác như:
– Khó thở hoặc đau ngực, đau lan lên cánh tay trái, vai trái.
– Nhịp tim không đều, trống ngực.
– Đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên.
– Buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng.
– Sốt kéo dài, thay đổi cân nặng thất thường.
– Hay lo âu, chán nản, buồn bã, lo lắng quá mức.
– Mệt mỏi gây khó khăn trong các hoạt động thường ngày mà không có một nguyên nhân rõ ràng nào.
Để biết chính xác mệt mỏi kéo dài là bệnh gì cần đi khám
Cách chữa mệt mỏi kéo dài giúp cải thiện sức khỏe tại nhà
Tùy vào mệt mỏi kéo dài là bệnh gì mà bác sỹ sẽ có hướng điều trị phù hợp cho bạn như dùng thuốc nếu do nhiễm trùng, suy giáp, tiểu đường, bệnh tim, bệnh tự miễn…; bổ sung sắt khi thiếu máu, trị liệu tâm lý nếu do rối loạn lo âu…
Bên cạnh thuốc điều trị, bạn nên tham khảo các sản phẩm bổ trợ như viên uống Hồng Mạch Khang để cải thiện sức khỏe nhanh hơn. Sản phẩm kết hợp các thảo dược có tính năng bổ máu, hỗ trợ tiêu hóa, tăng tuần hoàn máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm nhanh cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ, chán ăn.
Ngoài ra, để khắc phục chứng mệt mỏi kéo dài thì thay đổi lối sống cũng là điều không thể thiếu được, bạn cần:
– Tạo thói quen ngủ tốt: Cố gắng ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Không uống caffein, trà đặc, dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ hàng ngày.
– Tránh chất kích thích: Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích thần kinh, giảm tiêu thụ đồ uống ngọt.
– Chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng cần tránh đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, chất bảo quản và chú ý uống nhiều nước.
– Quản lý tốt căng thẳng: Yoga, tập thở, thiền tịnh, nghe nhạc, du lịch, tắm nước ấm… sẽ giúp giảm căng thẳng – một yếu tố góp phần gây mệt mỏi kéo dài.
– Tập thể dục thể thao: Tập thể dục vừa sức và duy trì hằng ngày giúp tinh thần tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Nhưng không tập quá gắng sức vì sẽ làm mệt mỏi thêm tồi tệ hơn.
– Kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể: Giữ chỉ số huyết áp, đường máu, cân nặng… trong giới hạn bình thường bằng thuốc, ăn uống và tập luyện.
Để biết chính xác mệt mỏi kéo dài là bệnh gì thì cần phải đi khám nhưng hy vọng qua những thông tin trên bạn có thể phần nào nhận diện được vấn đề sức khỏe mà mình đang gặp phải, từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp.
Ngày đăng: 04/11/2021 | Cập nhật cuối: 10/11/2021