Là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, nhưng rối loạn lipid máu lại thường tiến triển âm thầm và rất khó nhận biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này để sớm có hướng điều trị thích hợp, tránh mọi biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Tóm tắt bài viết
Rối loạn lipid máu là bệnh gì?
Rối loạn lipid (mỡ máu cao) là tình trạng mất cân bằng, tăng hoặc giảm vượt quá ngưỡng an toàn của 4 chỉ số mỡ máu, cụ thể là sự sụt giảm HDL – cholesterol và tăng quá mức nồng độ LDL – cholesterol, triglycerid hoặc cholesterol toàn phần. Rối loạn lipid xảy ra có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch vành, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Ngoài ra, tăng lipid máu còn có thể gây ra viêm tụy cấp, dẫn đến chứng đái tháo đường.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu thường tiến triển âm thầm và ít có dấu hiệu cho đến khi nó làm tổn hại tới các mạch máu ở mức độ nghiêm trọng gây các biến chứng tim mạch. Một số ít trường hợp có thể gặp tình trạng vã mồ hôi, hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt, xuất hiện các nốt ban vàng dưới da hoặc rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu,…)
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là hệ quả của một số nguyên nhân sau:
– Chế độ ăn uống không lạnh mạnh: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo như nội tạng động vật, món ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,…
– Các bệnh lý mắc kèm: Đái tháo đường, suy giáp, hội chứng chuyển hóa, hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh thận,… có thể gây rối loạn chuyển hóa dẫn đến rối loạn lipid máu.
– Một số nguyên nhân khác: Ít vận động, thừa cân, béo phì, căng thẳng mệt mỏi quá mức, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, hoặc tiền sử gia đình có các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa… cũng là các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng rối loạn lipid máu.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Cách chẩn đoán rối loạn lipid máu
Việc chẩn đoán rối loạn lipid máu chủ yếu dựa trên các chỉ số xét nghiệm. Để có kết quả chính xác người bệnh cần tránh ăn, uống các chất lỏng (ngoại trừ nước lọc) trong ít nhất 10 – 12 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm máu.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn đánh giá về rối loạn lipid máu, bạn có thể tham khảo:
Loại mỡ máu | Chỉ số bình thường | Chỉ số nguy hại cho sức khỏe |
Cholesterol toàn phần | Dưới 200 mg/dL
(<5.2 mmol/L) |
Trên 240 mg/dL
(>6.2 mmol/L) |
LDL – cholesterol | Dưới 130 mg/dL
(<3.3 mmol/L) |
Trên 160 mg/dL
(>4.1 mmol/L) |
Triglycerid | Dưới 160 mg/dL
(<2.2 mmol/L) |
Trên 200 mg/dL
(>2.3 mmol/L) |
HDL – cholesterol | Trên 50 mg/dL
(>1.3 mmol/L) |
Dưới 40 mg/dL
(< 1 mmol/L) |
Kết quả chẩn đoán:
– Rối loạn lipid máu: Cholesterol toàn phần >6.2 mmol/L và/hoặc LDL – cholesterol > 4.1 mmol/L – Triglycerid máu cao: Triglycerid > 2.3 mmol/L – Rối loạn lipid tổng hợp: LDL – cholesterol > 4.1 mmol/L và triglycerid > 2.3 mmol/L |
Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu
Các phương pháp điều trị rối loạn lipid máu
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, để điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả, người bệnh cần kết hợp đồng thời các phương pháp sau:
Thay đổi lối sống
Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát lipid máu, bởi vậy người bệnh nên:
– Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt.
– Chú trọng những thực phẩm giàu Omega 3 trong khẩu phần ăn hàng ngày như cá hồi, các ngừ, cá thu, cá trích, hạt óc chó, hạt điều, hạt mắc ca,…
– Bổ sung thực phẩm chứa chất béo không bão hòa từ dầu đậu nành, ô liu, bơ thực vật,…
– Hạn chế ăn nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán nhiều lần,….
– Cắt giảm thức ăn nhanh, chế biến sẵn.
– Tránh thực phẩm nhiều muối như cà muối, thịt xông khói,…
– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia.
– Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, duy trì đều đặn 5 ngày/tuần.
– Luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
Người bệnh rối loạn lipid máu nên ăn nhiều trái cây và hạn chế đồ ăn nhanh
Thuốc tây
Hiện nay có 3 nhóm thuốc chính được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn lipid máu bao gồm nhóm thuốc statin, fibrate và niacin. Những thuốc này có khả năng ức chế sự hình thành LDL – cholesterol, triglycerid trong máu và tăng nồng độ HDL – cholesterol, nhờ đó bảo vệ thành mạch, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh những lợi ích mang lại, thuốc điều trị rối loạn lipid máu cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh như: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đau bụng, tổn thương gan, đau cơ, suy giảm trí nhớ,… Do vậy, sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Sản phẩm thảo dược làm giảm mỡ máu
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, sử dụng thảo dược tự nhiên đúng cách có thể làm giảm lipid máu tương đương với các thuốc hóa dược. Trong đó, hoạt chất Berberin chiết xuất từ Hoàng bá đã được ứng dụng trong điều trị rối loạn lipid và được coi như “một thuốc hạ cholesterol thế hệ mới” thông qua quá trình ức chế tổng hợp cholesterol và triglycerid tại gan. Không chỉ vậy, các chuyên gia tim mạch còn đánh giá cao Hoàng bá bởi tính an toàn, khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, bảo vệ lớp nội mạc mạch máu, tăng tính đàn hồi, độ dẻo dai và ngăn ngừa sự tổn thương gây lắng đọng cholesterol và hình thành mảng xơ vữa.
Hiện nay, Hoàng bá đã được kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như Đỏ ngọn, Bồ hoàng, Đan sâm,… có trong Tpbvsk Vương Tâm Thống tạo nên một công thức toàn diện, ưu việt, không chỉ giúp hạ mỡ máu mà còn hỗ trợ phòng ngừa xơ vữa mạch vành, nhồi máu cơ tim,… hiệu quả.
Đó cũng chính là kết quả mà bác Nguyễn Thị Sanh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhận được chỉ sau 3 tháng sử dụng Vương Tâm Thống. Cùng lắng nghe chia sẻ của bác tại video sau:
Kinh nghiệm của bác Sanh về quá trinh điều trị mỡ máu bằng Vương Tâm Thống
Vương Tâm Thống – Giải pháp hỗ trợ cho người bệnh rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm nên cần được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Bởi vậy, ngay bây giờ hãy tự xây dựng cho mình và người thân một lối sống khoa học để ngăn chặn chứng bệnh này, tránh mọi hậu quả có thể xảy ra