Hiện nay, các phương pháp điều trị mồ hôi tay chân rất đa dạng, từ thuốc tây, sản phẩm thảo dược cho đến những liệu pháp như phẫu thuật, tiêm botox, điện di ion… khiến người bệnh không biết lựa chọn ra sao. Bài viết sau sẽ phân tích chi tiết 6 cách chữa trị mồ hôi tay chân phổ biến nhất để giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp.
Tóm tắt bài viết
Thuốc trị mồ hôi tay chân dùng ngoài da
Được dùng nhiều nhất là các sản phẩm chứa muối nhôm (nhôm chlorua, nhôm zirconi, phèn nhôm,…) dạng dung dịch hoặc bột khô để thoa trực tiếp vào tay chân. Khi chất chống mồ hôi tiếp xúc với vùng da ẩm ướt, mồ hôi sẽ làm kết tủa muối nhôm và tạo thành hạt gel bít kín các ống dẫn mồ hôi, từ đó giảm lượng mồ hôi tiết ra bên ngoài.
Ưu điểm:
– Tiện lợi, dễ sử dụng, có thể mang theo bên người để dùng khi cần.
– Tác dụng khá nhanh, mồ hôi tay chân giảm chỉ sau vài lần sử dụng.
Nhược điểm:
– Chỉ tác động bên ngoài để ngăn tiết mồ hôi tạm thời, hiệu quả chỉ duy trì từ vài giờ đến tối đa là 24h tùy loại, theo thời gian, các hạt gel sẽ bị rửa trôi và mồ hôi lại tiết ra nhiều.
– Phải sử dụng thường xuyên, nhiều lần trong ngày.
– Hiệu quả thấp với những người bị tăng tiết mồ hôi tay chân nặng.
– Thành phần chính là muối nhôm nên dễ gây kích ứng da, ngứa, mẩn đỏ, nổi mụn nước… khi sử dụng thường xuyên.
Thuốc trị mồ hôi tay chân ngoài da có tác dụng giảm mồ hôi tạm thời
Cách chữa trị mồ hôi tay chân bằng thuốc uống
Phổ biến là thuốc kháng cholinergic và thuốc chẹn beta, những thuốc này cần dùng theo kê đơn của bác sỹ. Cơ chế tác dụng chính là ức chế hệ thần kinh giao cảm và làm giảm bài tiết mồ hôi trên toàn cơ thể vì khi hệ giao cảm hưng phấn quá mức sẽ kích thích tuyến mồ hôi tiết mạnh hơn.
Ưu điểm: Tác dụng nhanh, hiệu quả giảm mồ hôi tốt.
Nhược điểm:
– Nhiều tác dụng phụ như nhìn mờ, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, bí tiểu, nhìn mờ, táo bón…, do đó không thích hợp để sử dụng lâu dài.
– Hiệu quả chỉ kéo dài trong vài tiếng, khi thuốc bị chuyển hóa và đào thải khỏi cơ thể thì tác dụng cũng hết nên mồ hôi dễ tái phát lại.
Thuốc uống trị mồ hôi tay chân gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể
Sản phẩm trị mồ hôi tay chân có nguồn gốc thảo dược
Nổi bật nhất trong dòng sản phẩm thảo dược trị mồ hôi trên thị trường hiện nay là viên uống Hòa Hãn Linh chứa 3 thành phần thảo dược là Thiên môn đông, Sơn thù du và Hoàng kỳ. Sản phẩm có cơ chế tác dụng đa dạng: Giảm tính kích thích của hệ thần kinh giao cảm, săn se thu nhỏ lỗ chân lông, tăng sức khỏe cho da, thanh nhiệt và bổ sung nước cho cơ thể. Nhờ đó, Hòa Hãn Linh mang lại hai lợi ích cho người sử dụng là giảm lượng mồ hôi, ổn định quá trình bài tiết mồ hôi của cơ thể và cải thiện các triệu chứng lo âu, mệt mỏi, căng thẳng, hồi hộp.
Ưu điểm:
– Khả năng tác dụng toàn diện hơn so với các phương pháp điều trị khác, giải quyết được nguyên nhân gây mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh giao cảm nên hiệu lực giảm mồ hôi sẽ tốt hơn và duy trì bền vững hơn.
– Bào chế dạng viên uống nên khả năng hấp thu vào cơ thể sẽ tốt hơn các liệu pháp trị mồ hôi ngoài da, do đó tác dụng cũng sẽ tốt hơn.
– Thành phần thảo dược lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ cho người dùng, thích hợp để sử dụng lâu dài.
Nhược điểm: Thời gian để sản phẩm phát huy tác dụng thường chậm hơn thuốc tây, do đó, cần sử dụng đủ liệu trình từ 3 – 6 tháng để cho hiệu quả tốt nhất.
Bạn có thể lắng nghe GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng Viện y học cổ truyền Việt Nam đánh giá về Hòa Hãn Linh và chia sẻ của người bệnh mồ hôi tay chân đã sử dụng sản phẩm này cho đáp ứng tốt trong video sau:
Chuyên gia đánh giá cách chữa trị mồ hôi tay chân bằng thảo dược
Điện di ion chữa trị mồ hôi tay chân
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần đặt bàn tay, bàn chân vào một khay đổ sẵn nước có dòng điện cường độ dưới 30mmAp chạy qua. Dòng điện sẽ làm phân ly các chất trong nước và tạo thành những hạt ion có tác dụng tăng lớp sừng quanh lỗ chân lông khiến mồ hôi tiết ra ít hơn. Liệu trình thực hiện 3 – 4 lần/tuần rồi giảm dần số lần điện di và duy trì 1 lần/tuần.
Ưu điểm:
– Hiệu quả giảm mồ hôi tay chân khá tốt.
– Tương đối an toàn, tác dụng phụ phổ biến là châm chích, ngứa ran tay chân khi điện di.
Nhược điểm:
– Tương tự như thuốc trị mồ hôi ngoài da, điện di ion chỉ có tác dụng ức chế bài tiết mồ hôi tạm thời, người bệnh cần duy trì liên tục vì nếu ngừng thì mồ hôi sẽ tiết trở lại.
– Có thể gây bỏng, bầm tím, phồng rộp hoặc kích ứng da nặng nếu sử dụng dòng điện có cường độ cao.
– Chi phí mua máy điện di khá cao từ vài triệu cho đến chục triệu tùy loại thiết bị.
– Không phù hợp với người đang ghép thiết bị kim loại trong cơ thể hoặc dùng máy khử rung tim/máy tạo nhịp tim, người mắc bệnh động kinh, bệnh tim, phụ nữ mang thai,…
Cách chữa trị mồ hôi tay chân bằng điện di ion
Cách chữa trị mồ hôi tay chân với tiêm botox
Botox là độc tố do vi khuẩn C.botulinum sinh ra, có tác dụng ngăn chặn giải phóng acetylcholin – chất dẫn truyền thần kinh kích thích, từ đó làm ức chế tín hiệu chỉ huy của hệ thần kinh giao cảm khiến tuyến mồ hôi giảm tiết. Khi tiêm, bác sỹ sẽ chia nhỏ liều botox thành vài chục mũi và lần lượt tiêm vào lòng bàn tay, lòng bàn chân của người bệnh.
Ưu điểm:
– Hiệu quả nhanh, mồ hôi giảm dần sau khi tiêm khoảng 4 – 5 ngày.
– Tác dụng kéo dài hơn điện di ion, mỗi lần tiêm có thể giảm được mồ hôi khoảng 6 tháng.
Nhược điểm:
– Phải tiêm nhắc lại khi hết tác dụng, thường là định kỳ 6 tháng/1 lần.
– Chi phí điều trị lớn, mỗi lần tiêm có thể tốn kém hàng chục triệu.
– Gây đau, tổn thương da, yếu cơ sau khi tiêm, kèm một số tác dụng phụ như nhìn mờ, sụp mí, buồn nôn, chóng mặt…
– Kỹ thuật phức tạp, cần thực hiện bởi bác sỹ tại bệnh viện chuyên khoa.
Thay chữ trong ảnh “Tiêm botox trị mồ hôi tay chân”
Tiêm botox chữa trị mồ hôi tay chân có chi phí tốn kém
Cắt hạch giao cảm chữa trị mồ hôi tay chân
Khi 5 cách chữa trị mồ hôi tay chân kể trên không có hiệu quả, bác sỹ có thể cân nhắc đến phẫu thuật cắt hạch giao cảm. Đây là phẫu thuật nhằm phá hủy các hạch giao cảm ngực là nơi trung gian điều khiển hoạt động của tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay.
Ưu điểm:
Cho hiệu quả khá tốt khi điều trị mồ hôi tay.
Nhược điểm:
– Chỉ điều trị mồ hôi ở tay, không có hiệu quả với mồ hôi chân.
– Dễ gây tăng tiết mồ hôi bù trừ ở lưng, ngực, bụng và toàn bộ phần thân dưới sau mổ, tỷ lệ từ 50 – 90%.
– Nguy cơ biến chứng cao hơn các phương pháp trị mồ hôi khác
– Chi phí phẫu thuật lớn, từ 15 – 20 triệu.
– Mồ hôi tay có thể tái phát sau cắt hạch giao cảm.
Trên đây là những đánh giá khách quan về hiệu quả của 6 cách chữa trị mồ hôi tay chân đang được áp dụng phổ biến hiện nay, hy vọng sẽ giúp bạn tìm được cho mình một phương pháp phù hợp.
Ngày đăng: 20/04/2021 | Cập nhật cuối: 28/09/2021
https://www.sweathelp.org/hyperhidrosis-treatments/treatment-overview.html