Đa số mọi người vẫn cho rằng, đổ mồ hôi nhiều không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại và chẳng lo đi tìm thuốc chữa ngay, chỉ đến khi đối mặt với vô vàn bất tiện, vuột mất đi những cơ hội trong công việc, cuộc sống mới thực sự lo lắng về bệnh lý này. Bài viết sau sẽ giải đáp tất cả mọi thắc mắc xoay quanh bệnh mồ hôi nhiều, từ đó đưa ra giải pháp giúp bạn sớm loại bỏ tình trạng này.
Tóm tắt bài viết
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều quá mức là gì?
Đổ mồ hôi thực chất là cơ chế tự làm mát của cơ thể dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh thực vật, gồm nhánh giao cảm và phó giao cảm. Khi nhánh giao cảm hưng phấn quá mức, nó sẽ gửi tín hiệu kích thích liên tục đến tuyến mồ hôi khiến mồ hôi bài tiết không kiểm soát bất kể mùa đông hay mùa hè, khi vận động hay nghỉ ngơi. Tình trạng đổ mồ hôi bất thường này còn gọi là chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật (cường giao cảm), xảy ra ở khoảng 3 – 5% dân số thế giới. Mồ hôi có thể ra ở tay chân, đầu mặt, nách, lưng ngực hoặc toàn thân. Bệnh có tính di truyền, thường xuất hiện từ nhỏ, kéo dài dai dẳng mà không thuyên giảm nếu không điều trị.
Ngoài nguyên nhân liên quan tới hệ thần kinh thực vật thì một số bệnh lý sau cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều: cường giáp, tiểu đường, nhiễm trùng, huyết áp cao, ung thư, bệnh tim, béo phì, rối loạn nội tiết tố ở tuổi mãn kinh,…
Tại sao bị đổ mồ hôi nhiều hơn khi căng thẳng, stress?
Yếu tố tâm lý, cảm xúc có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh thực vật. Khi căng thẳng, lo lắng, hồi hộp quá mức, cơ thể sẽ tăng sản sinh hormon adrenaline, kích thích hệ thần kinh giao cảm làm tăng bài tiết mồ hôi.
Ở người bệnh mồ hôi nhiều, hệ giao cảm thường xuyên ở trạng thái hưng phấn nên chỉ cần một tác động nhỏ của cảm xúc cũng khiến mồ hôi tiết liên tục. Mồ hôi càng ra nhiều, người bệnh càng cảm thấy bối rối, bồn chồn, lo lắng, kèm theo đó là tim đập nhanh, trống ngực – những triệu chứng thường gặp của rối loạn thần kinh thực vật. Bởi vậy, việc kiểm soát tốt cảm xúc là điều quan trọng trong điều trị bệnh.
Stress, căng thẳng kích thích cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn
Đổ mồ hôi nhiều có tốt không?
Mồ hôi mang lại nhiều lợi ích tốt, giúp điều hòa thân nhiệt, đào thải độc tố, duy trì độ ẩm cho da. Tuy nhiên, đổ mồ hôi nhiều vượt quá nhu cầu sinh lý của cơ thể lại vô tình gây hại cho sức khỏe, khiến “khổ chủ” gặp phải vô vàn phiền toái trong cuộc sống:
– Kiệt sức, mệt mỏi, tụt huyết áp do mất nước và chất điện giải qua mồ hôi.
– Dễ bị nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu như viêm da, nấm da, mụn nhọt…
– Bàn tay trơn trượt, ướt đẫm mồ hôi gây khó khăn khi cầm nắm vật dụng, viết, vẽ, đánh máy…
– Đổ mồ hôi nhiều gây ra mùi cơ thể, làm bết dính đầu tóc, ố vàng nách áo… khiến bạn khó tránh khỏi tâm lý tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp.
Trong video dưới đây, Dược sỹ Thu Trang sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân và tác hại của đổ mồ hôi nhiều, mời bạn cùng theo dõi:
Đổ mồ hôi nhiều – Nguyên nhân và tác hại
Đổ mồ hôi nhiều có chữa khỏi được không?
Nếu đổ mồ hôi nhiều là triệu chứng thứ phát do mắc một bệnh lý nào đó như tiểu đường, cường giáp…, khi điều trị tốt bệnh này, mồ hôi sẽ hết. Nhưng đa phần các trường hợp tăng tiết mồ hôi kéo dài là do rối loạn thần kinh thực vật. Bệnh dễ bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt…, bởi vậy mà đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu biết cách can thiệp sớm và kiên trì, bạn vẫn có thể kiểm soát làm giảm mồ hôi hiệu quả, lấy lại tự tin trong cuộc sống.
Điều trị đổ mồ hôi nhiều như thế nào?
Mục tiêu của điều trị đổ mồ hôi nhiều là cần phải ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, từ đó đưa quá trình bài tiết mồ hôi trở lại bình thường và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Thuốc tây trị mồ hôi
– Thuốc uống: Thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta làm giảm tiết mồ hôi toàn thân bằng cách ức chế hệ thần kinh giao cảm. Tác dụng phụ phổ biến là rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, nhìn mờ, khô miệng, bí tiểu, táo bón… nên hiện nay ít khi dùng.
– Chất chống mồ hôi ngoài da: Chứa thành phần chính là muối nhôm hoạt động theo cơ chế bịt kín lỗ chân lông để ngăn tiết mồ hôi tại chỗ. Thuốc chỉ có tác dụng tạm thời nên phải sử dụng thường xuyên và có thể gây nổi mẩn, ngứa rát da khi bôi.
– Thuốc tiêm botox: Độc chất botox được tiêm dưới da để ngăn đổ mồ hôi ở nách, tay chân. Hiệu quả một lần tiêm có thể kéo dài trong 6 tháng, nhưng chi phí điều trị cao, có thể gây đau, yếu cơ sau khi tiêm.
Thuốc tây chỉ có tác dụng ngăn đổ mồ hôi tạm thời
Thảo dược trị mồ hôi nhiều
Thuốc tây không phải là lựa chọn ưu tiên trong điều trị mồ hôi nhiều vì hiệu quả tạm thời và còn tiềm ẩn nhiều tác dụng bất lợi. Bởi vậy, xu hướng hiện nay là sử dụng những sản phẩm trị mồ hôi có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, tác động trực tiếp tới căn nguyên bệnh để giảm tiết mồ hôi an toàn, hiệu quả. Và viên uống Hòa Hãn Linh chứa Thiên môn đông, Sơn thù du và Hoàng kỳ đang là giải pháp được tin dùng nhất trên thị trường nhờ khả năng tác dụng toàn diện đó.
Theo nghiên cứu tại viện Dược liệu – Đại học Bundelkhand, Ấn Độ, Thiên môn đông giúp ổn định hệ thần kinh thực vật, giảm sự hưng phấn của hệ giao cảm, bổ sung nước và làm mát cơ thể, qua đó điều hòa hoạt động bài tiết mồ hôi trở lại bình thường, giảm biểu hiện mệt mỏi, hồi hộp, lo âu cho người bệnh mồ hôi nhiều. Khi cộng hưởng cùng Hoàng kỳ và Sơn thù du, giúp tăng cường sức bền trên bề mặt da, thu nhỏ lỗ chân lông trong viên uống Hòa Hãn Linh, tình trạng mồ hôi sẽ được thuyên giảm đáng kể, giải quyết đồng thời cả vấn đề căn nguyên và triệu chứng của chứng bệnh này.
Hãy cùng lắng nghe ý kiến đánh giá của GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng viện Y học cổ truyền Việt Nam và chia sẻ cảm nhận của anh Đậu Xuân Tịnh (Hà Tĩnh) – một trong hàng triệu người đã tin dùng viên uống thảo dược này và giảm rõ rệt mồ hôi trong các video sau:
GS.BS Hoàng Bảo Châu đánh giá về công dụng của Hòa Hãn Linh
Anh Tịnh chia sẻ kinh nghiệm trị đổ mồ hôi đầu mặt
Hòa Hãn Linh – Giải pháp cứu cánh cho người bị đổ mồ hôi nhiều
Điện di ion
Áp dụng với đổ mồ hôi tay chân, sử dụng dòng điện cường độ thấp để ức chế tạm thời tuyến mồ hôi bài tiết nên khi ngừng điện di, mồ hôi sẽ tái phát trở lại. Thời gian đầu thực hiện 2 – 4 lần/tuần, sau đó giảm dần và duy trì 1 lần/tuần. Chống chỉ định với người mắc bệnh tim, bệnh động kinh, phụ nữ mang thai hoặc đang cấy kim loại trong cơ thể.
Cắt hạch giao cảm
Là phẫu thuật loại bỏ các hạch giao cảm ngực bằng kỹ thuật nội soi để làm giảm mồ hôi tay và nách. Cắt hạch giao cảm còn tồn tại nhiều biến chứng như tăng tiết mồ hôi bù trừ (mồ hôi ra nhiều hơn ở lưng, bụng, chân, đầu mặt), hội chứng Horner, tràn dịch màng phổi, đau ngực, nhiễm trùng… nên chỉ được cân nhắc là lựa chọn cuối cùng trong điều trị.
Khi bị đổ mồ hôi nhiều nên ăn uống, sinh hoạt thế nào?
– Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít/ngày, hạn chế rượu, bia, cà phê, trà đặc, thuốc lá và các chất kích thích.
– Tránh ăn đồ cay nóng và các loại gia vị như tiêu, ớt, hành, mù tạt…
– Tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin B1, magie như cá biển, hải sản, đậu đỗ, rau cải xoăn…
– Không thức khuya, tránh làm việc ngoài trời nắng nóng.
– Tránh căng thẳng, giữ tinh thần thư giãn bằng cách tập yoga, thiền, hít thở sâu.
– Lựa chọn trang phục bằng vải cotton, lanh, bông… thấm mồ hôi tốt, thay mới hằng ngày.
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lau khô mồ hôi trên cơ thể thường xuyên.
Đổ mồ hôi nhiều đã và đang là vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người. Mặc dù khó trị dứt, nhưng nếu kiên trì điều trị, mồ hôi sẽ không còn là nỗi ám ảnh trong giao tiếp và công việc của bạn.
Ngày đăng: 08/06/2020
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperhidrosis/symptoms-causes/syc-20367152