Đã bao giờ bạn tự hỏi “Tại sao mình đổ mồ hôi nhiều hơn những người khác?” Nguyên nhân do đâu mà mồ hôi vẫn chảy không ngừng dù bạn đã áp dụng nhiều cách trị? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả những thông tin cần thiết giúp bạn sớm loại bỏ chứng bệnh phiền toái này.
Tóm tắt bài viết
Đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?
Bài tiết mồ hôi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để làm mát và hạ thân nhiệt khi vận động mạnh, sốt hay sống trong môi trường nóng bức. Quá trình này được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật, bao gồm hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Tuy nhiên, có khoảng 3% dân số thế giới bị đổ mồ hôi liên tục, ngay cả khi không chịu tác động của những điều kiện trên.
Nguyên nhân chính được xác định là do hệ giao cảm bị kích thích quá mức, làm sai lệch tín hiệu từ bộ phận nhận cảm thân nhiệt khiến mồ hôi tiết ra không kiểm soát. Bàn tay, bàn chân, vùng đầu mặt là những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Di truyền, tâm lý căng thẳng là những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo thống kê khoảng 2/3 người bệnh có cha, mẹ hay người thân cũng bị tăng tiết mồ hôi.
Ngoài ra, đổ mồ hôi nhiều có thể là triệu chứng gặp phải trong một số bệnh lý như: Cường giáp, tiểu đường, hạ đường huyết ung thư, bệnh lý tim mạch, lao phổi, rối loạn lo âu, bệnh gout, rối loạn nội tiết tố thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh… hoặc tác dụng phụ của thuốc hạ sốt, kháng sinh, thuốc chống trầm cảm… Trong trường hợp này, mồ hôi sẽ ngừng tiết khi điều trị tốt những chứng bệnh này.
Cường giao cảm là nguyên nhân chính gây đổ mồ hôi nhiều
Đổ mồ hôi nhiều và những bất tiện khó nói
Hậu quả nặng nề nhất của mồ hôi nhiều không nằm ở vấn đề sức khỏe mà là những bất tiện, phiền toái mà người bệnh phải gánh chịu.
- Khó khăn trong sinh hoạt: Bàn tay trơn trượt, ướt nhẹp khiến việc cầm giữ bút, giấy, dao kéo hay thực hiện các công việc như đánh máy, lái xe, vận hành máy móc… trở nên khó khăn. Điều này hạn chế không nhỏ đến lựa chọn nghề nghiệp, đặc biệt là bác sĩ phẫu thuật, thợ máy, họa sĩ, nhạc sĩ…
- Tâm lý tiêu cực: Cảm thấy xấu hổ, mặc cảm, thiếu tự tin, ngại giao tiếp, nghiêm trọng hơn là rối loạn lo âu, trầm cảm là tâm trạng chung của hầu hết những người bị ra nhiều mồ hôi. Không chỉ làm thu hẹp các mối quan hệ, tình trạng này còn tác động ngược trở lại khiến tăng tiết mồ hôi thêm tồi tệ, khó kiểm soát hơn.
- Mùi hôi khó chịu: Bề mặt da nhớp nháp, ẩm ướt sẽ tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh trưởng. Chúng phân hủy mồ hôi, chất béo và tiết ra các chất chuyển hóa gây mùi hôi, thối, chua, khai khó chịu.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Mất quá nhiều nước và chất khoáng qua mồ hôi nếu không được bù đắp đầy đủ sẽ gây mệt mỏi, nhức đầu, chuột rút, choáng váng, ngất xỉu…. Bên cạnh đó, người bệnh dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp và mắc các bệnh ngoài da như mụn nhọt, nấm, mẩn ngứa…
Đổ mồ hôi nhiều và giải pháp khắc phục
Hiện nay có nhiều phương pháp Đông và Tây y trị chứng mồ hôi nhiều, trong đó phổ biến là:
Thuốc tây:
Một số nhóm thuốc như thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta có tác dụng ức chế tín hiệu thần kinh giao cảm nên ngăn được mồ hôi tiết ra. Tuy nhiên, hiệu quả không lâu dài và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, khô miệng, giảm thị lực… nên ít được sử dụng.
Viên uống thảo dược hỗ trợ trị mồ hôi nhiều:
Các loại thảo dược tự nhiên như Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ từ lâu đã cho thấy ưu thế vượt trội trong trị chứng mồ hôi nhiều bởi tính an toàn và hiệu quả bền vững. Theo GS. Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng viện Y học cổ truyền Việt Nam, Thiên môn đông có tác dụng bù nước, bình ổn giao cảm. Khi kết hợp cùng khả năng co nhỏ lỗ chân lông, tăng sức bền da của Sơn thù du, Hoàng Kỳ sẽ tạo ra tác động kép, củng cố bên trong, bảo vệ bên ngoài từ đó ngăn mồ hôi tiết ra đồng thời hạn chế mất nước qua mồ hôi.
Chính vì lẽ đó, rất nhiều người bị tăng tiết mồ hôi đã lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ chứa 3 thảo dược này và hầu hết đều đạt được kết quả ngoài mong đợi. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của anh Tùng (Hoàng Mai – Hà Nội) để hiểu rõ hơn về liệu pháp này:
Anh Tùng chia sẻ kinh nghiệm trị đổ mồ hôi nhiều
Sản phẩm hỗ trợ trị mồ hôi nhiều từ Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ
Chất chống mồ hôi bôi xoa ngoài da:
Những chế phẩm này sử dụng khá đơn giản, người bệnh chỉ cần bôi hoặc xịt lên vùng da bị ảnh hưởng, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Nhờ tác dụng bịt kín lỗ chân lông của nhôm clorua nên chặn được mồ hôi thoát ra ngoài, tuy nhiên hiệu quả chỉ được vài tiếng do vậy phải dùng thường xuyên và dễ gây ngứa, rát, kích ứng da.
Tiêm botox:
Chất hóa học Botulinum được tiêm ngay dưới bề mặt da để khóa tín hiệu thần kinh giao cảm truyền đến, từ đó giảm lượng mồ hôi tiết ra. Mặc dù mang lại hiệu quả, nhưng phương pháp này có chi phí khá lớn, tác dụng chỉ duy trì trong khoảng 6 tháng nên phải tiêm lại nhiều lần và có thể gây sưng đau, yếu cơ, khó nuốt… nên người bệnh cần cân nhắc cẩn thận.
Điện di ion:
Dưới tác động của xung điện cường độ thấp trong dung dịch ion, các tuyến mồ hôi tại bàn tay hoặc bàn chân sẽ bị vô hiệu hóa tạm thời khiến chúng tiết ra ít hơn. Điện di ion khá an toàn và hiệu quả nhưng một liệu trình điều trị thường kéo dài nhiều lần mới đạt kết quả mong muốn.
Phẫu thuật cắt hạch giao cảm:
Các hạch giao cảm nằm ở đốt sống ngực sẽ được loại bỏ để giảm mồ hôi ở bàn tay và nách. Tuy nhiên, khoảng 50 – 90 % trường hợp bị tăng tiết mồ hôi bù trừ ở chân, lưng, bụng trong khi da tay khô rát quá mức, kèm theo chi phí thực hiện lớn từ 10 – 15 triệu/ca nên chỉ được lựa chọn khi các phương pháp khác không có hiệu quả.
Cắt hạch giao cảm trị đổ mồ hôi nhiều tiềm ẩn nhiều rủi ro
Lối sống khoa học trị đổ mồ hôi nhiều:
Thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là cách trị mồ hôi đơn giản và lâu bền nhất. Dưới đây là một số lời khuyên bổ ích dành cho bạn:
- Giữ cho cơ thể luôn khô thoáng: Tắm rửa, lau khô mồ hôi và thay mới quần, áo, giày, vớ thường xuyên. Nên chọn trang phục rộng rãi, nhẹ nhàng và làm từ loại vải thoáng khí, hút mồ hôi tốt
- Ăn uống khoa học: Tránh những chất kích thích như đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, đồ ăn cay nóng chứa nhiều gia vị…; uống đủ nước ít nhất 2 lít/ngày; bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin B và có tính mát như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, đậu đỗ, thịt trắng…
- Kiểm soát tốt cảm xúc: Tham gia các lớp học quản lý căng thẳng, trò chuyện với mọi người, tập thiền, yoga, hít sâu thở chậm… sẽ giúp giải tỏa tâm lý tiêu cực từ đó hạn chế tốt lượng mồ hôi tiết ra.
Đổ mồ hôi nhiều tuy không quá nguy hiểm nhưng để trị dứt cần nhiều thời gian và công sức. Thay vì cố gắng che dấu khiến bệnh chuyển thành mạn tính, hãy chủ động xây dựng lối sống khoa học và tham khảo ý kiến của các chuyên gia để kiểm soát tốt bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Giải mã lý do gây đổ mồ hôi tay và cách trị dứt điểm bệnh
Mồ hôi chân –Nên làm gì với bàn chân ướt sũng nước, bốc mùi?
Ngày đăng: 30/05/2019 | Cập nhật cuối: 05/07/2019
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hyperhidrosis-causes-11#1
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hyperhidrosis-treatment-11#1