Đổ mồ hôi đầu khi ngủ – Lời cảnh báo bất thường về sức khỏe

Đổ mồ hôi đầu khi ngủ – Lời cảnh báo bất thường về sức khỏe

Bạn có thường xuyên phải tỉnh giấc hằng đêm vì đầu tóc, gối, chăn mền bị ướt đẫm mồ hôi không? Nếu câu trả lời là có, thì rất có thể là bạn đang đối mặt với một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy vấn đề đó là gì? Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đổ mồ hôi đầu khi ngủ ngay sau đây.     

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đầu khi ngủ

Tình trạng đổ mồ hôi đầu khi ngủ nếu đã loại trừ các yếu tố ngoại cảnh như do nhiệt độ cao, phòng ngủ không thông thoáng hoặc đắp chăn mền dày thì có thể xuất phát từ những bệnh lý sau:

– Rối loạn thần kinh thực vật: là nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều phổ biến nhất do hệ thần kinh thực vật điều khiển quá trình tiết mồ hôi của cơ thể hoạt động bị rối loạn khiến tuyến mồ hôi tăng tiết mất kiểm soát. Bệnh thường di truyền trong gia đình và dễ bị tác động bởi tâm lý, nghĩa là nếu bạn lo âu, căng thẳng trước khi ngủ, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn.

– Thời kỳ mãn kinh: Khoảng 75% phụ nữ khi bước sang thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh gặp phải những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi bất thường vào ban đêm do nồng độ estrogen trong máu giảm thấp.

– Ung thư: Đổ mồ hôi đầu khi ngủ kèm theo sốt, sụt cân là triệu chứng ban đầu của một số bệnh ung thư như ung thư hạch bạch huyết, bệnh bạch cầu…

– Nhiễm trùng: Lao phổi là bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất liên quan đến đổ mồ hôi về đêm. Ngoài ra, một số tình trạng nhiễm trùng như viêm nội tâm mạc, HIV/AIDS, viêm tủy xương… cũng có thể gây tăng tiết mồ hôi đầu khi ngủ.

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ: là một rối loạn hô hấp với biểu hiện là những cơn ngưng thở ngắn khi ngủ kèm theo toát mồ hôi lạnh, ngáy to, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy.

– Tác dụng phụ của thuốc: Đổ mồ hôi đầu khi ngủ có thể xuất hiện khi bạn bắt đầu sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc hạ sốt…

– Nguyên nhân khác: Trẻ em bị thiếu vitamin D và canxi, hạ đường huyết, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn lo âu, cơn nhồi máu cơ tim, béo phì, bệnh lý nội tiết như cường giáp, tiểu đường…

Đổ mồ hôi đầu khi ngủ cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn

Nếu nghi ngờ tình trạng đổ mồ hôi đầu khi ngủ là do các vấn đề sức khỏe nêu trên, bạn nên đi khám sớm hoặc có thể liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0988.024.366 để nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia.

Tác hại của đổ mồ hôi đầu khi ngủ đến sức khỏe

– Nhiễm lạnh: Đổ mồ hôi nhiều trong khi ngủ sẽ làm hạ thân nhiệt, gây nhiễm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản…, nhất là ở trẻ nhỏ, người già có sức đề kháng kém.

– Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Mồ hôi ra nhiều gây cảm giác bứt rứt, khó chịu khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, hay trằn trọc, mất ngủ về đêm.

– Rối loạn nước điện giải: Mồ hôi mang theo nước và chất điện giải ra ngoài có thể gây rối loạn điện giải trong cơ thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, da khô, chóng mặt, choáng váng khi thức dậy.

– Bệnh ngoài da: Đổ mồ hôi nhiều khiến da đầu luôn ẩm ướt, nhớp dính, đây chính là điều kiện lý tưởng gây các bệnh ngoài da như nấm tóc, nấm da đầu, viêm da đầu, gàu…

Cần làm gì khi bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ?

Nếu thường xuyên bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ, trước hết bạn nên đi khám để biết nguyên nhân do đâu và tập trung điều trị tốt những bệnh lý nền này, khi đó lượng mồ hôi sẽ giảm dần. Ngoài ra, một số lời khuyên dưới đây cũng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này tốt hơn:

– Khi ngủ nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, chọn loại may từ chất liệu vải lanh, lụa, cotton mát và thấm hút mồ hôi.

– Bố trí phòng ngủ thoáng khí, điều chỉnh nhiệt độ mát mẻ, tránh đắp chăn mền quá dày.

– Cố gắng giữ tinh thần thoải mái; tập thiền, hít thở sâu trước khi ngủ là lựa chọn tốt giúp bạn giải tỏa stress và ngủ ngon giấc hơn.

– Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, trà đặc và ăn thực phẩm cay nóng
(mì tôm, lẩu, đồ ăn chiên rán, tiêu, ớt, tỏi…), nhất là vào thời điểm trước giờ đi ngủ.

Không nên sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ

– Chú ý lau khô mồ hôi ở vùng đầu mặt, nhất là với trẻ nhỏ trong khi trẻ ngủ để tránh tình trạng cảm lạnh, viêm đường hô hấp.

– Điều chỉnh lại chế độ ăn hằng ngày, nên uống nhiều nước, tăng cường các loại rau xanh và trái cây tươi.

– Lên kế hoạch giảm cân bằng tập luyện thể thao kết hợp chế độ ăn kiêng khoa học nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì.

– Sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ… để điều hòa hoạt động bài tiết mồ hôi của cơ thể. Đây đều là những vị thuốc trị chứng ra nhiều mồ hôi được ưa chuộng nhờ khả năng ổn định hệ thần kinh thực vật, nâng sức bảo vệ da, thu nhỏ lỗ chân lông và bù nước cho cơ thể, từ đó ngăn mồ hôi bài tiết hiệu quả cũng như phòng tránh được tình trạng mệt mỏi, kiệt sức do mất nước qua mồ hôi.

Có thể bạn quan tâm:

Viên uống thảo dược Hòa Hãn Linh giúp cải thiện chứng ra nhiều mồ hôi

Đổ mồ hôi trộm – Nguyên nhân và cách khắc phục

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đổ mồ hôi đầu khi ngủ và tìm được giải pháp khắc phục phù hợp để không còn phải chịu cảnh thức dậy hằng đêm vì cơ thể ướt đẫm mồ hôi nữa.

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà

Ngày đăng: 17/11/2020


Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/menopause/guide/8-causes-of-night-sweats

https://www.healthline.com/symptom/night-sweats

Bài viết liên quan

Thuốc chữa mồ hôi tay an toàn, hiệu quả, bền vững

Bệnh mồ hôi

Thuốc chữa mồ hôi tay an toàn, hiệu quả, bền vững

Khi tay ra nhiều mồ hôi sẽ gây bất tiện, khiến chính bản thân bạn mất tự tin khi bắt tay hoặc cầm nắm đồ…

Bệnh mồ hôi

Ra mồ hôi tay khi ngồi điều hòa – nguyên nhân và cách trị

Bàn tay ướt đẫm mồ hôi dù đang ở trong phòng điều hòa mát lạnh chính là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với dân…

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Bệnh mồ hôi

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Nắm bắt tâm lý của những người mắc chứng đổ mồ hôi chân dai dẳng, nhiều nhãn hàng đã đưa ra giải pháp kèm theo…

Viết bình luận

loading
XCBS HHL 2

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày