Điểm danh 9 nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi toàn thân phổ biến

Điểm danh 9 nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi toàn thân phổ biến

Tăng tiết mồ hôi toàn thân có thể khiến cơ thể bị mất nước và điện giải, dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này cùng phương pháp điều trị là điều thực sự cần thiết để giúp sớm kiểm soát bệnh.

Tăng tiết mồ hôi toàn thân là do đâu?

Cường giao cảm

Hệ giao cảm là một nhánh thuộc hệ thần kinh thực vật, chịu trách nhiệm chi phối hoạt động của tuyến mồ hôi. Khi hệ thần kinh này hưng phấn (cường giao cảm), mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường, đó cũng chính là nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng tiết mồ hôi toàn thân.

Dù chưa rõ vì sao hệ giao cảm bị rối loạn chức năng, nhưng bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, nghĩa là nếu có bố/mẹ hoặc anh/chị/em bị ra nhiều mồ hôi thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Bệnh tuyến giáp

Tăng tiết mồ hôi toàn thân có thể là biểu hiện của bệnh cường giáp, tình trạng dư thừa hormone tuyến giáp trong máu khiến cho thân nhiệt tăng lên và hệ quả là cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn để thải nhiệt ra ngoài. Ngoài tiết mồ hôi, người mắc bệnh cường giáp còn bị rối loạn nhịp tim, hồi hộp, lo âu, run tay chân, khó ngủ, mắt lồi, run tay chân, sụt cân nhanh…

Hạ đường huyết

Khi đường huyết tụt thấp quá mức, cơ thể sẽ tăng giải phóng adrenaline, một chất dẫn truyền tín hiệu kích thích của hệ thần kinh giao cảm, gây tăng nhịp tim, co mạch máu và tăng tiết mồ hôi. Người bệnh sẽ bị vã mồ hôi lạnh, yếu lả, đuối sức, da xanh tái, đói cồn cào… Hạ đường huyết thường liên quan đến chế độ ăn kiêng hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường.

Tăng tiết mồ hôi toàn thân có thể là biểu hiện của hạ đường huyết

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường của cơ thể khiến lượng đường trong máu luôn ở ngưỡng cao, điều đó có thể gây biến chứng làm tổn thương hệ thần kinh thực vật, dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi bất thường. Ở người bệnh tiểu đường, mồ hôi chủ yếu ra nhiều ở thân trên của cơ thể (đầu mặt, lưng, ngực, tay), ít khi xuất hiện ở phần thân dưới.

Rối loạn nội tiết tố

Tình trạng này có thể gặp ở cả nam giới và phụ nữ khi bước sang tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên). Nguyên nhân là do sự sụt giảm của nội tiết tố testosterol ở nam giới và estrogen ở nữ giới đã kích thích hệ thần kinh giao cảm, khiến tuyến mồ hôi bài tiết mất kiểm soát. Rối loạn nội tiết tố xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ trung tuổi, còn gọi là thời kỳ mãn kinh với biểu hiện là cơn bốc hỏa, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm.

Bệnh nhiễm trùng

Bệnh nhiễm trùng thường gây sốt và làm tăng tốc độ chuyển hóa trong cơ thể khiến thân nhiệt tăng lên, dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi toàn thân bất thường, trong đó phổ biến nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn lao. Người mắc bệnh lao thường ra nhiều mồ hôi vào chiều tối và ban đêm khi ngủ, kèm theo sốt, mệt mỏi, ho dai dẳng, sụt cân nhanh…

Tình trạng tăng tiết mồ hôi toàn thân có thể khiến bạn vô cùng mệt mỏi và mất tự tin khi giao tiếp với mọi người. Đừng lo lắng, hãy gọi đến số điện thoại/zalo: 0988.024.366, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách kiểm soát tình trạng này.

Bệnh tim mạch

Hiện tượng vã mồ hôi toàn thân nếu kèm theo đau thắt vùng ngực, khó thở, hụt hơi, mệt mỏi…. có thể là dấu hiệu của cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, viêm màng tim hoặc nhiễm trùng trong tim. Nếu từng có tiền sử mắc bệnh tim mạch trước đó thì bạn cần đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.

Rối loạn lo âu, trầm cảm

Những người mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc có vấn đề về tâm thần có thể gặp triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, lo lắng, buồn chán, mất tập trung, khó ngủ… Bởi vì, khi căng thẳng hoặc hồi hộp quá mức, cơ thể sẽ giải phóng ra một số chất hóa học làm hưng phấn hệ thần kinh giao cảm, kích hoạt tuyến mồ hôi bài tiết mạnh hơn.

Ung thư

Tăng tiết mồ hôi toàn thân kèm theo sốt, sụt cân nhanh, mệt mỏi, nổi hạch, ớn lạnh… có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư, thường gặp là u lympho không Hodgkin, bệnh bạch cầu, u tế bào ưa crom…

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra nhiều mồ hôi, bạn có thể lắng nghe giải đáp của Dược sỹ Thu Trang trong video sau:

Ra mồ hôi nhiều là bệnh gì, mồ hôi nhiều có gây hại không?

Lời khuyên giúp kiểm soát tình trạng tăng tiết mồ hôi toàn thân

Nếu thấy cơ thể đổ mồ hôi bất thường, trước tiên, bạn nên đi khám sớm để tìm nguyên nhân và điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ. Khi điều trị tốt các bệnh lý nền như tiểu đường, cường giáp, nhiễm trùng… thì lượng mồ hôi cũng sẽ giảm dần. Bên cạnh đó, để nhanh chóng kiểm soát mồ hôi, bạn nên thực hiện theo những lời khuyên sau:

– Giữ cơ thể mát mẻ bằng cách uống nhiều nước tối thiểu 1.5 – 2 lít mỗi ngày; mặc quần áo thoải mái, chất liệu vải lanh, lụa, cotton thoáng mát và dễ thấm mồ hôi.

– Tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi như cam, bưởi, dưa hấu, cà chua… nhằm bổ sung vitamin, chất khoáng tự nhiên giúp thanh lọc cơ thể.

– Hạn chế thực phẩm có tính nóng như tiêu, ớt, tỏi, mù tạt, đồ ăn cay,….; tránh sử dụng cà phê, trà đặc, rượu, bia, thuốc lá… vì những chất này có thể kích thích tuyến mồ hôi bài tiết mạnh mẽ.

– Hạn chế lo nghĩ, căng thẳng nhiều. Hãy giải tỏa tâm lý tiêu cực bằng cách nghe nhạc nhẹ, tập thiền, tập hít thở sâu, xem phim, trò chuyện cùng bạn bè…

– Cố gắng ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, khi đó hệ thần kinh thực vật cũng sẽ hoạt động tốt hơn.

– Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ giảm tiết mồ hôi lành tính từ thảo dược như viên uống Hòa Hãn Linh để giúp điều hòa ổn định chức năng hệ thần kinh giao cảm và điều tiết hoạt động của tuyến mồ hôi trở lại bình thường. Đây chính là giải pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn hiện nay bởi tác dụng giảm tiết mồ hôi hiệu quả, bền vững và an toàn. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một người bị tăng tiết mồ hôi toàn thân do rối loạn thần kinh giao cảm, nhưng đã cải thiện đến 90% bệnh sau 3 tháng dùng Hòa Hãn Linh qua video sau:

Bác Hải (Quận 12, HCM) thoát khỏi chứng đổ mồ hôi toàn thân chỉ sau 3 tháng

Có thể bạn quan tâm:

Tổng hợp cách chữa bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân

Viên uống Hòa Hãn Linh giúp giảm tiết mồ hôi hiệu quả

Không chỉ là về sức khỏe, tăng tiết mồ hôi toàn thân còn là vấn đề tâm lý, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người, bởi vậy việc điều trị bệnh sớm là điều cần thiết. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ là kiến thức hữu ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm để kiểm soát tình trạng này tốt hơn.

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà

Ngày đăng: 06/01/2021


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/symptoms/excessive-sweating/basics/causes/sym-20050780

Bài viết liên quan

Bệnh mồ hôi

Ra mồ hôi tay khi ngồi điều hòa – nguyên nhân và cách trị

Bàn tay ướt đẫm mồ hôi dù đang ở trong phòng điều hòa mát lạnh chính là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với dân…

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Bệnh mồ hôi

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Nắm bắt tâm lý của những người mắc chứng đổ mồ hôi chân dai dẳng, nhiều nhãn hàng đã đưa ra giải pháp kèm theo…

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi có thực sự hiệu quả?

Bệnh mồ hôi

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi có thực sự hiệu quả?

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi đã được ứng dụng lâu đời trong y học cổ truyền, tuy nhiên, lợi ích, hiệu quả và…

Viết bình luận

loading
XCBS HHL 2

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày