Chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nặng không khó nếu chọn đúng cách

Chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nặng không khó nếu chọn đúng cách

Mồ hôi tay chân là vấn đề mà không ai muốn gặp phải, có rất nhiều người từng bỏ cuộc, chấp nhận cảnh sống chung với bệnh khi đã áp dụng vô vàn cách chữa khác nhau. Nhưng thực tế, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt lượng mồ hôi tiết ra nếu chọn đúng phương pháp phù hợp với cơ địa. Chỉ với 3 phút tìm hiểu về 5 cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nặng trong bài viết dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp trị tối ưu nhất.

Ra mồ hôi tay chân, khi nào được xem là nặng?

Thực tế, không khó để bạn có thể tự cảm nhận thấy tình trạng đổ mồ hôi tay chân của mình đang trở nên nghiêm trọng thông qua một số biểu hiện như:

  • Rất khó để giữ cho bàn tay, bàn chân khô ráo, lúc nào cũng nhớp nháp mồ hôi, thậm chí mồ hôi còn nhỏ thành giọt.
  • Phải thay mới tất/vớ hoặc giày liên tục.
  • Da tay chân bị bong tróc, nhợt nhạt, nổi mụn nước.
  • Dễ mắc các bệnh ngoài da như nấm móng, ngứa kẽ chân, hôi chân.
  • Gặp khó khăn trong một số công việc đòi hỏi phải cầm nắm dụng cụ như phẫu thuật, đánh máy, viết, vẽ…
  • Luôn cảm thấy thiếu tự tin, lo lắng, không dám bắt tay khi tiếp xúc với người đối diện.

Đâu là cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nặng hiệu quả nhất?

Hiện nay, trong Tây y và Đông y đều có những phương pháp điều trị chứng mồ hôi nhiều riêng, dưới đây là ưu nhược điểm của 5 cách thông dụng nhất:

Dùng thuốc tây

Có 2 nhóm thuốc thường dùng trong điều trị, bao gồm:

  • Thuốc ức chế thần kinh giao cảm: Thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta có tác dụng làm giảm sự hưng phấn quá mức của hệ giao cảm – hệ thần kinh chỉ huy hoạt động bài tiết mồ hôi, từ đó giảm mồ hôi toàn thân. Người bệnh có thể bị táo bón, bí tiểu, khô miệng, nhìn mờ, nhịp tim chậm… khi sử dụng.
  • Chất chống mồ hôi bôi ngoài da: Thành phần chính là các muối kim loại, khi bôi lên da sẽ tạo thành các nút làm bịt kín lỗ chân lông để ngăn không cho mồ hôi thoát ra ngoài. Đây là giải pháp cứu cánh cho những ai muốn giảm mồ hôi ngay lập tức, tuy nhiên tác dụng không duy trì được lâu, do đó phải bôi rất nhiều lần. Một số tác dụng phụ có thể gặp như kích ứng da, dày da, ảnh hưởng xấu đến hô hấp…

Thuốc tây làm giảm mồ hôi tay chân nhanh nhưng không bền

Tiêm botox

Botox hay botulinum A là một loại độc tố có khả năng ức chế quá trình giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh làm kích thích tuyến mồ hôi tăng hoạt động, nhờ đó giảm được lượng mồ hôi tiết ra.

  • Cách tiến hành: Bác sĩ sẽ tiêm nhiều mũi botox liên tiếp vào vùng da ở lòng bàn tay, bàn chân. Cứ cách khoảng 7 – 12 tháng phải tiêm lặp lại liệu trình 1 lần.
  • Ưu điểm: Giảm mồ hôi tay chân kéo dài 4 – 12 tháng
  • Nhược điểm: Chi phí mỗi lần tiêm cao có thể lên đến 25 triệu đồng, để duy trì tác dụng cần tiêm lặp lại nhiều lần và có thể gây đau, yếu cơ tạm thời sau khi tiêm.

Điện di ion

Phương pháp này sử dụng tác động của dòng điện một chiều cường độ thấp cỡ 10 mA chạy trong dung dịch chất điện di để ức chế tạm thời hoạt động của các tuyến mồ hôi.

  • Cách tiến hành: Thời gian đầu người bệnh ngâm bàn tay, bàn chân trong khay điện di khoảng 15 – 40 phút, lặp lại 3 – 4 lần/tuần cho đến khi đạt kết quả mong muốn. Sau đó giảm xuống duy trì 1 lần/tuần trong thời gian dài.
  • Ưu điểm: Đơn giản, người bệnh có thể tự mua thiết bị điện di để thực hiện tại nhà.
  • Nhược điểm: Không thể chữa dứt điểm mồ hôi tay chân, mồ hôi tiết nhiều trở lại khi ngừng điện di. Chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim mạch, bệnh động kinh hoặc đang cấy ghép thiết bị kim loại trong cơ thể.

Cắt hạch thần kinh giao cảm

Đây được xem như phương án cuối cùng để chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nặng. Các hạch thần kinh giao cảm ở ngực là nơi trung gian chịu trách nhiệm tiếp nhận tín hiệu do hệ thần kinh giao cảm gửi đến tuyến mồ hôi, từ đó ngăn chặn hoạt động bài tiết mồ hôi quá mức khi hệ thần kinh này bị kích thích.

  • Cách tiến hành: Các hạch thần kinh giao cảm bị loại bỏ thông qua phẫu thuật nội soi lồng ngực, thời gian thực hiện mất khoảng 1 – 3 tiếng.
  • Ưu điểm: Đáp ứng tốt với mồ hôi tay, sau phẫu thuật mồ hôi tay giảm gần như hoàn toàn.
  • Nhược điểm: Không có hiệu quả với mồ hôi chân và nguy cơ biến chứng cao, chẳng hạn như tăng tiết mồ hôi bù trừ ở chân, bụng, lưng, đùi (60 – 70%); tràn khí, tràn dịch màng phổi; chảy máu, nhiễm trùng; giảm nhịp tim; sụp mí mắt; khô rát da tay quá mức…

Cần thận trọng khi chữa mồ hôi tay chân bằng cắt hạch giao cảm

Mồ hôi tay chân đang làm phiền cuộc sống của bạn? Dù đã chữa rất nhiều cách nhưng mồ hôi vẫn tiết ra liên tục? Đừng lo lắng, hãy liên hệ ngay tới số 0988.024.366 để được tư vấn về giải pháp khắc phục sớm tình trạng này.  

Thảo dược giúp giảm tiết mồ hôi đã được nghiên cứu trên thế giới

Khoa học đã chứng minh được một số loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm tiết mồ hôi rất tốt, hiệu quả thậm chí còn vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp tây y mà lại an toàn, lành tính cho người bệnh. Trong đó, tiêu biểu phải nhắc đến:

  • Hoàng kỳ: có tác dụng làm cho da khỏe hơn, chống lại căng thẳng – tác nhân kích thích cơ thể bài tiết tiết mồ hôi. Thực nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải cho thấy, người bệnh sau khi sử dụng dịch chiết Hoàng kỳ đã giảm hẳn chứng mồ hôi trộm và cải thiện tốt tinh thần.
  • Sơn thù du: làm thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn không cho mồ hôi thoát ra ngoài. Nghiên cứu tại đại học Y khoa Hồ Bắc, Trung Quốc còn chứng minh, Sơn thù du có tác dụng ức chế ion canxi đi vào tế bào, từ đó kìm hãm hoạt động bài tiết mồ hôi khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích quá mức.
  • Thiên môn đông: giúp bổ sung chất dịch cho cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi do mất nước khi đổ mồ hôi nhiều. Mặt khác, theo các nhà khoa học tại Đại học Bundelkhand, Ấn Độ, Thiên môn đông có tác dụng điều hòa ổn định hoạt động của hệ giao cảm.

Hiện nay, người bệnh nên lựa chọn một số sản phẩm được bào chế từ Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng kỳ, chẳng hạn như viên uống Hòa Hãn Linh để sử dụng hằng ngày sẽ rất hiệu quả giúp khắc phục tốt tình trạng mồ hôi tay chân đang gặp phải. Và thực tế cũng nhờ áp dụng cách này, rất nhiều người bị ra mồ hôi tay chân nặng, thậm chí là mồ hôi toàn thân đã giảm 70 – 80% lượng mồ hôi chỉ sau 1 liệu trình. Hãy lắng nghe chia sẻ của anh Bùi Đức Tùng (Hoàng Mai, Hà Nội) qua video dưới đây:

Anh Tùng chia sẻ kinh nghiệm trị mồ hôi tay chân bằng thảo dược

Có thể bạn quan tâm:

Hòa Hãn Linh – Giải pháp tối ưu giúp giảm tiết mồ hôi hiệu quả

Ra nhiều mồ hôi tay chân là bệnh gì?

Chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nặng không quá khó, cả Tây y hay Đông y đều có những phương pháp mang lại hiệu quả khác nhau, điều quan trọng là bạn cần sáng suốt chọn đúng cách phù hợp và kiên trì áp dụng thì mới đạt kết quả tối ưu nhất.

Tác giả: DS Hồ Hà

Ngày đăng: 09/08/2019


Nguồn tham khảo

https://www.sweathelp.org/where-do-you-sweat/sweaty-hands.html

Bài viết liên quan

Bệnh mồ hôi

Ra mồ hôi tay khi ngồi điều hòa – nguyên nhân và cách trị

Bàn tay ướt đẫm mồ hôi dù đang ở trong phòng điều hòa mát lạnh chính là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với dân…

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Bệnh mồ hôi

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Nắm bắt tâm lý của những người mắc chứng đổ mồ hôi chân dai dẳng, nhiều nhãn hàng đã đưa ra giải pháp kèm theo…

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi có thực sự hiệu quả?

Bệnh mồ hôi

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi có thực sự hiệu quả?

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi đã được ứng dụng lâu đời trong y học cổ truyền, tuy nhiên, lợi ích, hiệu quả và…

Viết bình luận

loading
XCBS HHL 2

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày