Xinchaobacsy.com

Tụt huyết áp có nguy hiểm không? – Điểm danh 6 biến chứng dễ gặp nhất

Tụt huyết áp là tình trạng phổ biến nhưng không phải ai cũng có ý thức quan tâm, điều trị bệnh từ sớm, dẫn tới nhiều hậu quả vô cùng đáng tiếc về sau. Vậy tụt huyết áp có nguy hiểm không?. Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng và nâng chỉ số huyết áp ổn định?. Thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết này.

Mức độ nguy hiểm khi bị tụt huyết áp

Tụt huyết áp có thể khiến bạn đối mặt với rất nhiều bất tiện và rủi ro trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày, cụ thể như sau:

Ngất xỉu, tai nạn bất ngờ

Không chỉ phải đối mặt với những cơn hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và nhiều tai nạn ngoài ý muốn, tụt huyết áp quá mức khiến não bị thiếu máu và oxy đột ngột, người bệnh có nguy cơ rơi vào trạng thái ngất xỉu, mất ý thức tạm thời. Tình huống này đặc biệt nguy hiểm, nhất là khi đang lái xe, làm việc trên cao, leo cầu thang…

Suy giảm trí nhớ

Áp lực dòng máu không đủ để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng tới não, lâu ngày các tế bào thần kinh dần dần thoái hóa, hoạt động kém linh hoạt. Hậu quả cuối cùng là trí nhớ suy giảm nhanh, giảm khả năng tập trung, chú ý. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng khiến cuộc sống và công việc đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Tai biến mạch máu não

Não là cơ quan rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy, tụt huyết áp sâu khiến dòng máu mang oxy lên não đột ngột giảm quá mức, chỉ sau 4 phút các tế bào thần kinh đã bắt đầu chết gây ra cơn đột quỵ não.

Giai đoạn đầu người bệnh có biểu hiện nhìn mờ, chóng mặt, đau đầu dữ dội, khó nói, tê yếu nửa người, lú lẫn,… Nếu không cấp cứu kịp thời, họ có thể vĩnh viễn mất đi một số chức năng như ngôn ngữ, vận động, nhận thức hoặc thậm chí là tử vong.

Sốc

Sốc là tình trạng suy sụp toàn thân kéo dài, thường gặp trong tụt huyết áp sâu do mất máu cấp, dị ứng nặng, nhiễm trùng huyết, quá liều thuốc lợi tiểu,… Trong sốc, người bệnh có dấu hiệu lơ mơ, lú lẫn, vã mồ hôi, da xanh tái, mạch nhanh yếu, thở gấp… Đây cũng là một tai biến nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.

Suy giảm chức năng các cơ quan

Huyết áp giảm thấp khiến mọi hệ cơ quan trong cơ thể đều không nhận đủ lượng máu, oxy và dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động bình thường, lâu dần sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số chức năng quan trọng như:

Tụt huyết áp thường xuyên làm suy giảm chức năng tình dục

Co giật, động kinh

Co giật là hậu quả của tình trạng tụt huyết áp quá mức và kéo dài không được điều trị. Hiện tượng này nếu tái diễn thường xuyên có thể gây tổn thương não bộ và để lại di chứng động kinh cho người bệnh khiến cơn co giật xuất hiện ngay cả khi không bị tụt huyết áp, lúc này việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn.

Sẽ rất nguy hiểm nếu tụt huyết áp không được điều trị và khắc phục từ sớm, do vậy khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, hãy liên hệ ngay đến số 0988024366 để được tư vấn về giải pháp phòng ngừa và ngăn tụt huyết áp tái phát.

Giải pháp phòng ngừa biến chứng và ngăn tụt huyết áp tái phát

Mục tiêu trong điều trị tụt huyết áp không chỉ là giảm nhanh các triệu chứng mà quan trọng cần đưa chỉ số huyết áp về mức ổn định, ngăn chặn bệnh tái phát khi đó mới phòng ngừa được các biến chứng xảy ra.

Trong những trường hợp tụt huyết áp rất nặng, một số loại thuốc tây sẽ được cân nhắc sử dụng nhằm giúp người bệnh tránh khỏi tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp lâu dài, cần phải kết hợp đồng thời các biện pháp sau:

Trên thực tế, rất nhiều người bệnh khi kết hợp điều chỉnh lối sống khoa học và sử dụng viên uống thảo dược này đã ngăn chặn được tốt tình trạng tụt huyết áp, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hãy lắng nghe chia sẻ của cô giáo Lê Thu Thảo (phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội – 0912.205.861) là một trong những trường hợp tiêu biểu qua video dưới đây:

Cô Thảo chia sẻ kinh nghiệm trị tụt huyết áp hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Hồng Mạch Khang và những lợi ích tuyệt vời cho người bị tụt huyết áp

Tìm hiểu các nguyên nhân gây tụt huyết áp phổ biến nhất

Tụt huyết áp là tình trạng nguy hiểm, nhưng bằng sự hiểu biết và chủ động điều trị của bản thân chắc chắn bạn có thể ngăn ngừa được mọi biến chứng xảy ra.

Tác giả: DS. Hồ Hà