Xinchaobacsy.com

Chóng mặt khi ngủ dậy – Dấu hiệu bệnh lý không thể xem nhẹ!

Chóng mặt khi ngủ dậy nếu xuất hiện thường xuyên ngay cả khi bạn không sử dụng rượu, bia, cà phê trước khi ngủ thì đó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe bất thường. Hãy cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này tại bài viết sau.

Chóng mặt khi ngủ dậy là bệnh gì?

Hạ huyết áp

Nguyên nhân đầu tiên mà bạn nên nghi ngờ ngay nếu thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng khi ngủ dậy đó là do hạ huyết áp. Bởi sau một giấc ngủ dài, khi chuyển từ tư thế nằm sang đứng, lúc này máu dồn xuống chân làm giảm phân phối máu đến phần trên cơ thể. Bình thường, tim sẽ tăng hoạt động, các mạch máu ở chân co lại để đẩy máu tới các cơ quan quan trọng, nhưng vì một lý do nào đó mà quá trình này bị gián đoạn khiến huyết áp giảm đột ngột, não thiếu máu gây triệu chứng chóng mặt, choáng váng, nhìn mờ, mệt mỏi. Người già, phụ nữ mang thai, người bệnh tiểu đường, Parkinson hoặc đang dùng thuốc hạ áp dễ gặp phải hiện tượng này.

Hạ đường huyết

Thường gặp ở người bệnh tiểu đường do sử dụng thuốc hạ đường huyết hoặc do bỏ bữa, nhịn đói, ăn kiêng khem quá mức. Cùng với chóng mặt, bạn có thể bị vã mồ hôi, kiệt sức, run, bủn rủn chân tay, mờ mắt, đau đầu,…

Mất nước

Do uống quá ít nước, thời tiết nóng bức, sốt cao, tiêu chảy, nôn ói, sử dụng nhiều rượu bia, cà phê gây mất nước… Dấu hiệu của thiếu nước là chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, cảm giác khát, khô miệng.

Nguyên nhân khác

– Thiếu máu, thiếu máu não

– Rối loạn tiền đình và bệnh lý ở tai

– Bệnh tim mạch

– Chứng ngưng thở khi ngủ

– Bệnh Parkinson

– Tác dụng phụ của thuốc hướng thần, thuốc lợi tiểu…

Chóng mặt khi ngủ dậy là biểu hiện của nhiều bệnh lý

Nên làm gì nếu bị chóng mặt khi ngủ dậy?

Nếu cảm thấy chóng mặt, choáng váng, bạn đừng cố gắng đứng dậy hoặc di chuyển vì có thể bị vấp ngã, va đập dẫn đến chấn thương ngoài ý muốn. Cách xử trí tốt nhất trong tình huống này là ngồi yên tại giường, nhanh chóng uống 1 – 2 cốc nước lọc để ổn định huyết áp, sau đó nằm xuống, kê chân cao hơn đầu để máu lưu thông lên não, nghỉ ngơi đến khi hồi phục. Nếu do hạ đường huyết, bạn nên nhờ người thân pha một cốc nước đường hoặc ăn vài viên kẹo. Khi đã trở lại bình thường, vận động chân tay nhẹ nhàng trong vài phút, sau đó từ từ đứng lên.

Giải pháp phòng ngừa chóng mặt khi ngủ dậy

Thay đổi lối sống

Điều chỉnh lại thói quen sống là biện pháp đầu tiên mà bạn nên thực hiện nếu bị chóng mặt khi ngủ dậy, cụ thể như sau:

– Không rời khỏi giường ngay khi vừa thức giấc, không thay đổi tư thế đột ngột, hạn chế hành động đứng dậy nhanh.

– Trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh thuốc nếu triệu chứng chóng mặt bắt đầu xuất hiện sau khi bắt đầu sử dụng thuốc.

– Tạo giờ giấc sinh hoạt điều độ, đi ngủ sớm trước 11 giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.

– Nâng cao đầu giường ngủ để giúp cơ thể làm quen dần với sự thay đổi lưu lượng máu khi đứng dậy.

– Không để bụng đói mà đi ngủ luôn, để sẵn nước lọc, kẹo ngọt ngay đầu giường để tiện sử dụng luôn khi cần.

– Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, thông thoáng, giữ tinh thần thư giãn, tránh làm việc quá căng thăng trước khi ngủ.

– Uống đủ nước từ 1.5 – 2 lít/ngày để tránh bị mất nước, đảm bảo ăn uống đủ chất, chú trọng những thực phẩm bổ máu như rau lá xanh đậm, đậu đỗ, hải sản có vỏ, cá biển…

– Không uống rượu, bia, cà phê, trà đặc, nước tăng lực… hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện tử trước khi ngủ

Không sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ

Cải thiện tuần hoàn máu bằng sản phẩm thảo dược

Với những trường hợp bị chóng mặt khi ngủ dậy mà nguyên nhân do giảm tuần hoàn máu não (huyết áp thấp, hạ huyết áp, thiếu máu não, thiếu máu, rối loạn tiền đình), để cải thiện sức khỏe nhanh chóng hơn, bạn nên sử dụng sớm viên uống Hồng Mạch Khang hỗ trợ.

Không chỉ có tác dụng bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện lưu lượng và chất lượng máu, bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân trong sản phẩm còn giúp tăng cường chức năng điều chỉnh huyết áp của cơ thể, cải thiện tính nhạy cảm của các thụ thể cảm áp ở mạch máu, nhờ đó ổn định huyết áp và phòng ngừa tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy hiệu quả.

Và cũng nhờ sử dụng Hồng Mạch Khang kết hợp cùng ăn uống, sinh hoạt điều độ mà nay cô Lê Thu Thảo (0912.205.861 – Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) đã không còn tình trạng chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi do hạ huyết áp nữa. Hãy lắng nghe chia sẻ của cô trong video dưới đây:

Cô thảo chia sẻ bí quyết trị hạ huyết áp

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin về sản phẩm Hồng Mạch Khang chuyên dùng cho người bị huyết áp thấp

Hạ huyết áp tư thế – Nguyên nhân gây chóng mặt khi ngủ đậy

Khi thường xuyên bị chóng mặt khi ngủ dậy, bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động thăm khám và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy với chúng tôi theo số 0988024366 để được hỗ trợ.

Tác giả: DS. Hồ Hà