Đừng chủ quan khi bị hoa mắt chóng mặt đau đầu vì rất có thể đó là triệu chứng của một tình trạng nguy hiểm liên quan đến não, tim mạch hoặc một bệnh lý toàn thân. Hãy cùng tìm hiểu ngay 16 nguyên nhân phổ biến nhất tại đây.
Tóm tắt bài viết
Hoa mắt chóng mặt đau đầu do bệnh huyết áp
Hoa mắt chóng mặt đau đầu có thể là triệu chứng của cả bệnh huyết áp thấp và huyết áp cao, trong đó hay gặp hơn là do huyết áp thấp:
– Huyết áp thấp: Huyết áp giảm khiến máu lên não kém, não thiếu oxy là nguyên nhân gây hoa mắt chóng mặt đau đầu, choáng váng. Ngoài ra, người bệnh huyết áp thấp còn hay bị mệt, lạnh chân tay, da xanh xao, sợ lạnh, mất ngủ, ngất xỉu…, nhất là khi tụt huyết áp có thể đột nhiên bị choáng, xây xẩm mặt mày.
– Huyết áp cao: Đa số thường không biểu hiện triệu chứng rầm rộ, nhưng trong trường hợp tăng huyết áp kịch phát có thể có các dấu hiệu như hoa mắt chóng mặt đau đầu, mặt đỏ bừng, nôn mửa, đau ngực…, tình trạng này rất nguy hiểm vì dễ gây đột quỵ, suy tim…
Hoa mắt chóng mặt đau đầu do bệnh lý tại não
Phổ biến nhất là tình trạng thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn não) với những triệu chứng như đau nặng đầu thường xuyên, hoa mắt chóng mặt đau đầu, tê bì chân tay, đau vai gáy, mất tập trung, trí nhớ kém, rối loạn giấc ngủ…
Ngoài ra, cơn đau đầu kèm hoa mắt chóng mặt đôi khi có thể là dấu hiệu của một tình trạng khẩn cấp do tổn thương não, chẳng hạn như:
– Đột quỵ: Một vùng não không nhận được máu khiến mô não bị chết đi chỉ sau vài phút, người bệnh bị đau đầu dữ dội, tê yếu một bên cơ thể, nhầm lẫn, khó nói, khó đi lại, chóng mặt, mắt mờ…
– Phình động mạch não: Tình trạng này có thể làm vỡ mạch máu não và gây đau đầu dữ dội kèm buôn nôn, nôn ói, chóng mặt, đau cứng cổ, co giật, hoang mang, mất ý thức…
– Chấn thương sọ não: Nếu bạn vừa bị va đập vùng đầu và xuất hiện các dấu hiệu như hoa mắt chóng mặt đau đầu, ù tai, buồn nôn, nhầm lẫn, chảy máu mũi… thì hãy nghĩ ngay đến chấn thương sọ não.
Hoa mắt chóng mặt đau đầu có thể do bệnh lý tại não như thiếu máu lên não
Hoa mắt chóng mặt đau đầu do bệnh lý ở tai
Tai trong chứa hệ thống tiền đình là nơi đảm nhiệm chức năng duy trì tư thế và sự thăng bằng, vì vậy, các bệnh lý xuất hiện tại đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt:
– Rối loạn tiền đình: Hệ tiền đình bị tổn thương khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt đau đầu, choáng váng, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, mất ngủ, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng mạnh…
– Viêm mê cung: là bệnh nhiễm trùng tai trong thường do virus gây ra. Ngoài hoa mắt chóng mặt đau đầu , người bệnh có thể bị mất thính lực nhẹ, đau tai và có triệu chứng giống cúm.
– Bệnh Meniere: do sự tích tụ quá nhiều chất lỏng trong tai trong gây ra những cơn chóng mặt đột ngột và kéo dài kèm theo đau đầu, ù tai, cảm giác tai bị bịt kín, giảm thính lực…
Hoa mắt chóng mặt đau đầu là dấu hiệu tiềm ẩn của rất nhiều bệnh lý, nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết tại sao lại gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0988.024.366 để được tư vấn.
Hoa mắt chóng mặt đau đầu do các nguyên nhân khác
– Thiếu máu: Không đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi, da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, tim đập nhanh, hoa mắt chóng mặt đau đầu, ngất xỉu,…
– Rối loạn lo âu: cũng có thể gây nhức đầu, chóng mặt cùng với đó là các bất ổn về tâm lý như lo lắng quá mức, bồn chồn, khó tập trung, cáu gắt, sợ hãi, tâm trạng thất thường…
– Bệnh tim: Các tình trạng như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim… có thể gây hoa mắt chóng mặt đau đầu… do giảm lượng máu lên não và tai trong.
– Hạ đường huyết: Các dấu hiệu của hạ đường huyết bao gồm vã mồ hôi, đói lả, bủn rủn chân tay, hoa mắt chóng mặt đau đầu, tim đập nhanh, da tái nhợt…
– Mất nước: Đổ mồ hôi, sốt, nôn ói, tiêu chảy liên tục là những nguyên nhân gây mất nước và giảm thể tích máu dẫn đến hoa mắt chóng mặt đau đầu, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, khát…
– Bệnh thần kinh: Một số rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng có thể gây triệu chứng hoa mắt chóng mặt đau đầu.
– Do thuốc tây: Chóng mặt, đau đầu có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc hạ áp…
Hoa mắt chóng mặt đau đầu đôi khi có thể do tác dụng phụ của thuốc tây
Biện pháp điều trị hoa mắt chóng mặt đau đầu tại nhà
Nếu thỉnh thoảng bị hoa mắt chóng mặt đau đầu thì có thể theo dõi thêm và điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ hơn. Nếu tình trạng này vẫn lặp lại thường xuyên thì cần đi khám sớm, đặc biệt phải tới viện ngay nếu đột ngột bị chóng mặt, đau đầu dữ dội kèm nôn mửa, tê yếu tay chân, nhầm lẫn, ngất xỉu, đau thắt ngực…
Cùng với đó, một số biện pháp sau sẽ giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu này:
– Ngồi hoặc nằm xuống ngay khi cảm thấy hoa mắt chóng mặt đau đầu. Nằm yên nhắm mắt trong phòng tối nếu bị chóng mặt nặng, nếu do hạ huyết áp nên nằm kê cao 2 chân.
– Uống một cốc trà gừng ấm pha thêm mật ong khi bị hoa mắt, chóng mặt.
– Vuốt từ giữa trán sang hai bên hoặc dùng ngón tay day vào 2 huyệt thái dương nhiều lần.
– Tập yoga, đi bộ, đạp xe… hoặc thực hiện các hoạt động thể thao nhẹ nhàng để thúc đẩy lưu thông máu.
– Uống nhiều nước, ăn đủ chất, chú trọng những thực phẩm bổ máu như bí đỏ, rau lá xanh, thịt bò…
– Sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược có tác dụng bổ máu, tăng lưu thông máu lên não, giảm hoa mắt chóng mặt đau đầu như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu…
– Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, tập thiền, tập hít thở sâu hoặc yoga là những cách đơn giản giúp giảm stress, từ đó cải thiện tình trạng chóng mặt.
– Không nên ngồi làm việc một chỗ quá lâu, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, không đột nhiên cúi người xuống hoặc đứng dậy quá nhanh.
– Tránh sử dụng caffeine, rượu, bia, thuốc lá.
– Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng nếu đang bị chóng mặt thường xuyên.
Hoa mắt chóng mặt đau đầu tuy không phải là triệu chứng hiếm gặp nhưng lại là dấu hiệu tiềm ẩn của rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng, vì vậy, bạn tuyệt đối không thể chủ quan với biểu hiện này.
Xem thêm:
Viên uống thảo dược giúp bổ máu, hoạt huyết, giảm chóng mặt, đau đầu
Hoa mắt chóng mặt đau đầu uống thuốc gì?
Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà