Bệnh mạch vành là bệnh tim phổ biến nhất, cướp đi sinh mạng hàng chục triệu người trên thế giới mỗi năm và con số này vẫn đang gia tăng nhanh chóng. Nắm vững những kiến thức cần thiết về bệnh là chìa khóa quan trọng giúp bạn có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau.
Tóm tắt bài viết
Bệnh mạch vành là gì?
Bệnh mạch vành còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim, thiểu năng vành, suy vành…, xảy ra khi các động mạch chính cung cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng cho tim bị tổn thương, hoặc thu hẹp do sự tích tụ của các mảng xơ vữa trong thành mạch. Các mảng bám lớn dần theo thời gian, làm giảm đáng kể lưu lượng máu nuôi cơ tim và gây ra cơn đau thắt ngực điển hình trên lâm sàng.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Thời gian đầu, lưu lượng máu giảm có thể không gây ra bất kỳ biểu hiện gì. Dần dần mảng xơ vữa phát triển dày lên, đặc biệt là khi nhu cầu oxy của cơ tim tăng cao, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
– Đau thắt ngực: Cảm giác trái tim bị bóp nghẹt, thắt chặt, nặng nề như thể có ai đó đang đứng trên ngực. Cơn đau thường xảy ra ở giữa hoặc bên trái ngực, được kích hoạt sau căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần và giảm đi khi nghỉ ngơi. Ở một số trường hợp, đặc biệt là người già, phụ nữ, người bệnh tiểu đường, đau có thể thoáng qua hoặc biểu hiện ở cổ, cánh tay hoặc lưng
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành
– Đau ở phần thân trên: Đau có thể lan từ ngực đến vai, cánh tay, cổ, hàm, bụng hoặc ra sau lưng gây cảm giác khó chịu, ngứa ran ở các vùng này
– Khó thở, mệt mỏi, chóng mặt: Các cơ quan không nhận được lượng máu cần thiết có thể gây khó thở, mệt mỏi cực độ, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu
– Nhịp tim bất thường: Tim đập nhanh, không đều khiến người bệnh cảm thấy rung hoặc thình thịch trong lồng ngực
– Buồn nôn, nôn, ợ nóng, khó tiêu, vã mồ hôi lạnh: Thường gặp ở phụ nữ hơn và dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Nguyên nhân gây bệnh mạch vành
Sự lắng đọng của cholesterol và các chất thải trong máu đã tạo nên mảng xơ vữa gây tắc hẹp lòng động mạch, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành. Viêm mạch máu, stress oxy hóa, khói thuốc lá, tăng huyết áp, mức cholesterol và đường huyết tăng cao … là những tác nhân thúc đẩy quá trình khởi phát và tiến triển của bệnh.
Yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành
– Tuổi cao: Người già có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch vành
– Giới tính: Nguy cơ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ, tuy nhiên nguy cơ tăng lên khi phụ nữ mãn kinh
– Tiền sử gia đình: Có người thân mắc bệnh tim sớm, nguy cơ cao nhất nếu cha hay anh em trai được chẩn đoán bệnh trước 55 tuổi hoặc trước 65 tuổi với mẹ hay chị em gái
– Lối sống thiếu khoa học: Thường xuyên căng thẳng tinh thần; ít vận động thể chất; hút thuốc lá; sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích; chế độ ăn dư thừa muối, đường, chất béo bão hòa…
– Mắc bệnh kèm theo: Huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh viêm mạch…
Biến chứng của bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành có thể diễn biến phức tạp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Nhồi máu cơ tim: Nếu mảng bám bị nứt vỡ, cục máu đông có thể hình thành làm tắc nghẽn hoàn toàn lưu lượng máu đến tim gây ra cơn nhồi máu cơ tim, khiến mô tim bị hoại tử và chết nhanh chóng.
Nhồi máu cơ tim – Biến chứng thường gặp của bệnh mạch vành
– Suy tim: Cơ tim thiếu oxy và chất dinh dưỡng thường xuyên trở nên quá yếu để bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể, tình trạng này có thể gây tích tụ dịch dẫn đến khó thở, phù chân, bụng, gan to
– Rối loạn nhịp tim: Tim không được cung cấp đủ máu hoặc mô bị bị tổn thương có thể cản trở dẫn truyền các xung điện khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc nghiêm trọng hơn rung nhĩ, nhịp nhanh thất
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh mạch vành
Ngoài khai thác tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng, một số xét nghiệm dưới đây có thể được chỉ định để chẩn đoán bệnh mạch vành:
– Điện tâm đồ.
– Siêu âm tim.
– X – Quang ngực.
– Nghiệm pháp gắng sức.
– Chụp mạch vành.
– Chụp cắt lớp vi tính tim.
Điều trị bệnh mạch vành
Xây dựng lối sống khoa học:
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là chiến lược điều trị dài hạn để giữ cho các động mạch vành khỏe mạnh
– Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ.
– Tập thể dục đều đặn, vừa sức như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe… ít nhất 150 phút mỗi tuần giúp cải thiện chức năng tim mạch, ổn định mức huyết áp và cholesterol máu.
– Chế độ ăn lành mạnh: Tăng cường yến mạch, gạo lứt, rau củ quả tươi, cá biển, thịt trắng, các loại đậu, dầu oliu, dầu hạt cải…; hạn chế rượu bia, chất kích thích, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, thực phẩm có hàm lượng cao chất béo bão hòa, đường, muối…
– Không hút thuốc lá, tránh hít khói thuốc thụ động.
– Xây dựng kế hoạch giảm cân hợp lý nếu đang thừa cân, béo phì.
– Tham gia các lớp học quản lý căng thẳng, tập thiền tịnh, hít sâu thở chậm… mỗi ngày để thư giãn tinh thần.
Thuốc tây điều trị bệnh:
Điều trị nội khoa bằng thuốc vẫn là chỉ định thường quy giúp cải thiện các triệu chứng và quản lý bệnh tốt hơn. Một số nhóm thuốc phổ biến:
– Thuốc giảm cơn đau thắt ngực: Nhóm nitrat, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi
– Thuốc chống huyết khối: Aspirin, clopidogrel, heparin… giúp ngăn ngừa cục máu đông, phòng tránh biến chứng nhồi máu cơ tim
– Thuốc hạ mỡ máu: Nhóm statin, fibrat, nhựa hấp thu muối mật… để ổn định mảng xơ vữa
– Thuốc hạ huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển, thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II, thuốc chẹn kênh canxi…
Thảo dược hỗ trợ trị bệnh mạch vành:
Chữa bệnh mạch vành bằng Đông y là phương pháp không còn xa lạ với mọi người, trong đó Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá… là những thảo dược tiềm năng nhận được sự đánh giá cao từ đông đảo các chuyên gia đầu ngành.
Nhận định về vấn đề này, GS. Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch hội Tim mạch Việt Nam cho biết, các thảo dược này có tác dụng giãn mạch tốt, chống mảng xơ vữa và tiêu cục máu đông, do vậy khi kết hợp sử dụng song song cùng thuốc tây y sẽ là giải pháp đúng đắn, giúp cải thiện lưu lượng mạch vành, làm chậm tiến trình tiến triển và phòng ngừa huyết khối gây tắc mạch hiệu quả hơn. Video dưới đây là chia sẻ của Giáo sư về chủ đề bệnh mạch vành, bạn có thể tham khảo thêm:
Cũng vì lẽ đó, nhiều người bệnh mạch vành đã tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ từ Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm…và phần lớn đều đạt được kết quả tốt. Bạn đọc có thể lắng nghe trải nghiệm của một trong số họ qua video sau:
Chia sẻ của bác Tài (Nho Quan, Ninh Bình) về cách trị bệnh mạch vành bằng thảo dược
Lưu ý: Đáp ứng sản phẩm nhanh hay chậm có thể thay đổi tùy cơ địa từng người
Vương Tâm Thống – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành
Phẫu thuật ngoại khoa:
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả tích cực, để cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ tổn thương tim cho người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật sau:
– Can thiệp mạch vành qua da: Ống thông đầu có gắn bóng hơi được đưa đến vị trí động mạch vành tắc hẹp để nén mảng xơ vữa xuống giúp khơi thông dòng máu chảy qua và sau đó một khung đỡ động mạch được đặt vào để giữ cho mạch máu luôn mở rộng.
– Bắc cầu động mạch vành: Khi không thể đặt stent, một mạch máu khỏe mạnh được sử dụng làm cầu nối để dẫn máu trực tiếp tới vùng cơ tim bị thiếu máu.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn và người thân cần biết về bệnh mạch vành. Đây là bệnh lý nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự phòng tránh và cải thiện sức khỏe tim mạch tốt hơn bằng một lối sống khoa học, lành mạnh ngay từ bây giờ.
Ngày đăng: 14/05/2019 | Cập nhật cuối: 13/09/2019
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/symptoms-causes/syc-20350613
https://www.healthline.com/health/coronary-artery-disease/complications#complicationz