Tăng huyết áp vô căn là loại bệnh tăng huyết áp phổ biến nhất, thế nhưng hiểu biết của nhiều người về căn bệnh này vẫn còn rất hạn chế. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh để biết cách tự bảo vệ bản thân khỏi những biến chứng nguy hiểm ngay tại đây!
Tóm tắt bài viết
Tăng huyết áp vô căn là bệnh gì?
Tăng huyết áp vô căn là những trường hợp bị cao huyết áp nhưng không xác định được nguyên nhân cụ thể, còn được gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Có đến 90 – 95% người bệnh cao huyết áp không rõ nguyên nhân được phân loại vào nhóm này, để phân biệt với những trường hợp tăng huyết áp đã xác định được nguyên nhân cụ thể là tăng huyết áp thứ phát.
Yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tăng huyết áp vô căn
Yếu tố di truyền được cho là có vai trò nhất định gây tăng huyết áp vô căn. Một số yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm:
– Tuổi cao
– Thói quen ăn mặn.
– Căng thẳng thường xuyên.
– Ít hoạt động thể chất.
– Thừa cân, béo phì.
– Hút thuốc lá, thuốc lào.
– Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.
– Mắc bệnh mạn tính: tiểu đường, ngưng thở khi ngủ…
Những người có thói quen ăn mặn thường dễ bị tăng huyết áp vô căn
Chẩn đoán tăng huyết áp vô căn
Đo huyết áp là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp vô căn. Điều quan trọng là bạn phải hiểu cách đo huyết áp và đọc kết quả.
Kết quả đo huyết áp bao gồm có 2 chỉ số. Chỉ số đầu tiên là huyết áp tâm thu, đo áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp. Chỉ số thứ hai là huyết áp tâm trương, đo áp lực của máu lên thành động mạch giữa các nhịp tim khi tim nghỉ. Các chỉ số huyết áp của bạn có thể dao động lên hoặc xuống trong ngày. Huyết áp có xu hướng tăng lên ngay sau khi bạn tập thể dục, căng thẳng hoặc tức giận.
Huyết áp cao được xác định khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg.
Triệu chứng của tăng huyết áp vô căn
Hầu hết người bệnh tăng huyết áp vô căn sẽ không gặp phải bất kì triệu chứng nào. Khi triệu chứng xuất hiện cũng là lúc tăng huyết áp tăng cao đến mức nguy hiểm, thậm chí đã gây ra biến chứng trên các cơ quan khác. Một số triệu chứng có thể gặp phải bao gồm:
– Đỏ mặt, bốc hỏa.
– Mắt đỏ, nhìn mờ, thấy ruồi bay trước mắt.
– Đau đầu dữ dội.
– Chảy máu cam, tiểu ra máu.
– Đau ngực, nặng ngực, tim đập nhanh.
– Hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
Biến chứng của tăng huyết áp vô căn
Dưới tác động của huyết áp cao lâu ngày không được điều trị, mạch máu và tim sẽ bị tổn thương; dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Biến chứng tim mạch: Suy tim; nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…
– Biến chứng não: tai biến mạch máu não, thiếu máu não, suy giảm trí nhớ…
– Tổn thương mắt gây nhìn mờ, xuất huyết trong mắt, thậm chí là mù lòa.
– Suy thận, hoại tử thận.
– Suy giảm chức năng sinh dục: rối loạn cương dương, khô âm đạo.
Tăng huyết áp vô căn có thể gây biến chứng trên mắt làm suy giảm thị lực nghiêm trọng
Điều trị tăng huyết áp vô căn
Tăng huyết áp vô căn là bệnh lý mạn tính nên không có cách trị dứt điểm, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng với những giải pháp sau:
Thay đổi lối sống
Duy trì một số thói quen sống khoa học dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn:
– Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần, huyết áp tâm trương có thể giảm 4 – 9 mmHg.
– Giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì. Nghiên cứu cho thấy người bệnh béo phì bị cao huyết áp có thể giảm 5 – 20mmHg huyết áp tâm thu nếu giảm được 10kg cân nặng.
– Bỏ thuốc lá, thuốc lào và tránh xa các loại chất kích thích khác.
– Hạn chế uống rượu bia: Không nên uống quá một ly mỗi ngày nếu bạn là phụ nữ và hai ly mỗi ngày nếu bạn là nam giới.
– Hạn chế lo lắng, căng thẳng thường xuyên. Hãy học cách thư giãn tinh thần bằng kỹ thuật hít sâu thở chậm, yoga, thiền tịnh, tham gia các hoạt động giải trí…
– Thực hiện chế độ ăn ít muối natri; giàu kali và chất xơ từ rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám.
Sử dụng thuốc hạ áp
Bác sĩ có thể kê một hoặc nhiều loại thuốc hạ áp để kiểm soát huyết áp của bạn. Các loại thuốc hạ áp phổ biến nhất là:
– Thuốc chẹn beta như metoprolol, propranolol…
– Thuốc chẹn kênh canxi như amlodipine, nicardipin, diltiazem…
– Thuốc lợi tiểu như furosemide, chlorothiazide, hydrochlothiazide, spironolactone …
– Thuốc ức chế men chuyển như captopril, perindopril, enalapril…
– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II như losartan, valsartan, telmisartan…
– Chất ức chế renin, như aliskiren (Tekturna).
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ hạ áp
Để kiểm soát huyết áp hiệu quả và dự phòng sớm các biến chứng của tăng huyết áp vô căn, bên cạnh thuốc hạ áp theo đơn người bệnh nên kết hợp sử dụng cùng những sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có công dụng giãn mạch, hạ áp, tăng tính đàn hồi thành mạch như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá…
Nhờ giải pháp kết hợp này, nhiều người bệnh đã hạ áp thành công, sức khỏe tim mạch ổn định. Điển hình như trường hợp của cô Vũ Thị Dung (Hiệp Hòa, Bắc Giang) được chia sẻ trong video dưới đây:
Bí quyết trị tăng huyết áp vô căn chia sẻ từ người bệnh
Bằng cách duy trì lối sống khoa học và duy trì dùng thuốc đầy đủ, bạn sẽ kiểm soát được huyết áp của mình và không còn phải lo lắng về biến chứng của tăng huyết áp vô căn trên tim, mắt, thận, não… trong tương lai. Mọi thắc mắc cần được giải đáp thêm, bạn vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết này.
Có thể bạn quan tâm:
Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh tăng huyết áp vô căn
Tăng huyết áp nên ăn gì? – Áp dụng chế độ ăn DASH để hạ áp hiệu quả.
Ngày đăng: 10/11/2021 | Cập nhật cuối: 07/01/2022