Tăng động giảm chú ý và rối loạn tic là hai rối loạn rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Có nhiều trường hợp tăng động nhưng lại thường xuyên có biểu hiện lắc đầu, nhún vai, chun mũi… Và chính những hành động tưởng như vô hại ấy lại có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn tic đi kèm? Vậy làm thế nào để phân biệt hai chứng bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có có thêm căn cứ.
Tóm tắt bài viết
Tăng động giảm chú ý và rối loạn tic – Những điểm cần lưu tâm
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ bị rối loạn tic kết hợp với bệnh tăng động có thể lên đến 35% – 90%. Hai chứng bệnh này có xu hướng xuất hiện nhiều ở độ tuổi trẻ từ 3 – 7 tuổi với các đặc điểm:
- Nguyên nhân: đều có liên quan của yếu tố di truyền, sự thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, bất thường trong cấu trúc não bộ…
- Hội chứng tic là một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích với tần suất lặp lại rất nhiều lần. Các biểu hiện này xảy ra rất nhanh chóng có thể đơn giản chỉ là những cái nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ miệng, tiếng ho húng hắng hay nhắc lại quá nhiều lần một cụm từ…
- Tăng động giảm chú ý: ngoài đặc trưng là hiếu động quá mức, bốc đồng, giảm tập trung, có thể xuất hiện các biểu hiện giống với rối loạn tic như lắc đầu, “vặn vẹo” chân tay hay nói những từ vô nghĩa.
Tăng động giảm chú ý và rối loạn tic là 2 bệnh phổ biến hiện nay
Điểm khác biệt giữa tăng động giảm chú ý và rối loạn tic
Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy điểm khác biệt giữa hai chứng bệnh này:
Tổng quan về bệnh tăng động giảm chú ý – Những thông tin không nên bỏ lỡ
Phương pháp điều trị bệnh tăng động giảm chú ý và rối loạn tic
Hiện nay, tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh, các phương pháp sau đang được áp dụng để điều trị hai chứng bệnh này:
Biện pháp giáo dục hành vi – Lựa chọn ưu tiên cho cả hai đối tượng
Đây là phương pháp được ưu tiên hàng đầu để giúp trẻ cải thiện hành vi nhưng cần sự phối hợp của cả gia đình và nhà trường:
- Với trẻ tăng động: giáo dục hành vi thông qua lời nói và hành động để giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, điều chỉnh hành vi và tăng khả năng tập trung chú ý
- Với trẻ rối loạn tic: “liệu pháp đảo ngược hành vi” và đào tạo giúp trẻ nhận thức đúng rối loạn đang xảy ra và học cách chủ động kiểm soát các rối loạn này
Sản phẩm thảo dược cho trẻ tăng động giảm chú ý, rối loạn tic
Dựa trên căn nguyên chính là do rối loạn dẫn truyền thần kinh, hai thảo dược Câu đằng và An tức hương được đánh giá cao trong hỗ trợ điều trị hai bệnh này nhờ công dụng trấn an tinh thần, ổn định dẫn truyền thần kinh. Hiện nay, cốm Egaruta là sản phẩm duy nhất trên thị trường kết hợp đồng thời các thảo dược trên với chất dẫn truyền thần kinh GABA và một số dưỡng chất tốt cho não bộ như Taurine, Magie. Sản phẩm chính là một giải pháp toàn diện vừa giúp trẻ tăng động giảm các biểu hiện nghịch ngợm và tăng tập trung chú ý, đồng thời cải thiện các biểu hiện máy giật cơ trong rối loạn tic.
Xem thêm: Cốm Egaruta giải pháp cho trẻ tăng động giảm chú ý, rối loạn tic
Câu đằng và GABA – hai thành phần hỗ trợ điều trị bệnh tăng động, rối loạn tic
Thuốc tây điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn tic
Thuốc tây có thể giúp cải thiện nhanh chóng các biểu hiện tăng động hoặc rối loạn tic, tuy nhiên nếu dùng kéo dài có thể tiềm ẩn nguy cơ một số tác dụng phụ. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ trước khi chỉ định cho trẻ.
- Bệnh tăng động: một số nhóm thuốc được chỉ định bao gồm nhóm thuốc kích thích, nhóm thuốc chống trầm cảm…
- Rối loạn tic: một số thuốc chống rối loạn tâm thần, thuốc kích thích điều chỉnh nồng độ chất dẫn truyền kinh để ổn định lại các rối loạn hành vi
Những lưu ý trong sinh hoạt cho trẻ tăng động giảm chú ý, rối loạn tic
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp cải thiện tốt hơn các triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý và rối loạn tic với những hướng dẫn sau:
- Bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ bao gồm: protein, chất xơ, thực phẩm giàu omega -3, bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất magie, kẽm, sắt..
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế, chất phụ gia, chất bảo quản, đồ ăn nhanh…
- Kiểm soát thời gian trẻ sử dụng thiết bị điện tử, với trẻ từ 2 đến 5 tuổi, thời gian sử dụng tối đa là 1 giờ/ngày
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao để tăng cường sức khỏe như bóng đá, bơi lội, cầu lông…
- Hướng dẫn trẻ nghỉ ngơi và học tập khoa học, không thức quá muộn, tránh những căng thẳng kích thích quá mức
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất
Tăng động giảm chú ý và rối loạn tic dù ở độ tuổi nào cũng cần được quan tâm đúng mực và điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập, sinh hoạt. Bạn hãy đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0988 024 366 để nhận những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia.
Ds. An Chu
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/adhd-vs-tourettes-syndrome#1
https://www.additudemag.com/twists-and-shouts/
https://www.additudemag.com/adhd-treated-tics-tamed/
https://www.understood.org/en/learning-attention-issues/child-learning-disabilities/add-adhd/adhd-tics
Ngày đăng: 19/03/2019 | Cập nhật cuối: 13/09/2019