Cắt hạch thần kinh giao cảm chữa mồ hôi nhiều – Nguy hiểm nên cần hiểu rõ!

Cắt hạch thần kinh giao cảm chữa mồ hôi nhiều – Nguy hiểm nên cần hiểu rõ!

Năm 1920, ca phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm đầu tiên được thực hiện, và cho đến nay, phương pháp này đang được biết đến khá rộng rãi trong điều trị tăng tiết mồ hôi. Vậy đây có phải là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc chứng ra nhiều mồ hôi không? Hãy tìm hiểu ngay!

Cắt hạch thần kinh giao cảm là gì?

Cắt hạch thần kinh giao cảm là phẫu thuật điều trị đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay và nách. Nguyên tắc của phương pháp này là tiến hành loại bỏ các hạch giao cảm chịu trách nhiệm điều khiển quá trình bài tiết mồ hôi, từ đó cắt đứt tín hiệu do hệ thần kinh gửi đến tuyến, khiến mồ hôi giảm tiết tại vùng da mà hạch giao cảm đó chi phối.

Hệ thần kinh giao cảm bao gồm các dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống, tạo thành 2 chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống trước khi tới tuyến mồ hôi và các cơ quan. Khi hệ giao cảm hưng phấn quá mức sẽ kích thích cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn. Do vậy, việc phá hủy các hạch giao cảm này có thể ngăn được mồ hôi. Và để điều trị mồ hôi tay, mồ hôi nách, bác sỹ sẽ cắt bỏ các hạch giao cảm từ đốt ngực L2 đến L4.

Cắt hạch thần kinh giao cảm được tiến hành như thế nào?

Trước đây, cắt hạch thần kinh giao cảm chủ yếu thực hiện bằng phương pháp mổ hở, hiện nay, kỹ thuật mổ nội soi đã được áp dụng giúp rút ngắn thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Quy trình tiến hành như sau:

– Gây mê toàn thân cho người bệnh.

– Tạo 2 – 3 vết rạch nhỏ dưới cánh tay ở khoang liên sườn 3, 4 và 5.

– Làm xẹp một bên phổi để dễ dàng thao tác phẫu thuật hơn.

– Đưa thiết bị nội soi có gắn camera qua vết rạch và đi vào sâu trong lồng ngực.

– Dựa trên hình ảnh ghi lại từ camera để tìm kiếm và phá hủy chuỗi hạch giao cảm.

– Sau khi đã loại bỏ hạch giao cảm, phổi được thông khí trở lại.

– Đóng vết mổ và đặt ống dẫn lưu để ngăn ứ dịch sau phẫu thuật.

– Thực hiện tương tự với bên cơ thể còn lại để phá hủy hết 2 chuỗi hạch giao cảm nằm dọc hai bên đốt ngực.

Cắt hạch thần kinh giao cảm để điều trị đổ mồ hôi tay

Kết thúc phẫu thuật, người bệnh được giữ lại theo dõi qua đêm và có thể xuất viện vào hôm sau nếu tình trạng tốt. Trong thời gian hồi phục cần lưu ý tuân thủ sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sỹ để hạn chế biến chứng. Hằng ngày, thay băng và vệ sinh vết mổ bằng dung dịch sát khuẩn. Tránh để vết thương tiếp xúc với nước, bụt bẩn, hạn chế vận động mạnh và nếu thấy vết thương sưng, nóng, đỏ, đau… cần đi khám sớm.

Cắt hạch thần kinh giao cảm có nguy hiểm không?

So với các phương pháp điều trị mồ hôi nhiều khác, rủi ro khi cắt hạch giao cảm chắc chắn sẽ cao hơn, do đó phẫu thuật chỉ được cân nhắc là lựa chọn cuối cùng cho người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng thường xảy ra:

Biến chứng trong phẫu thuật

– Chảy máu, tràn máu màng phổi, tràn khí màng phổi gây đau ngực, khó thở, suy hô hấp.

– Tổn thương dây thần kinh, tổn thương mạch máu.

– Dị ứng với thuốc mê gây khó thở, tim đập nhanh, tụt huyết áp…

Biến chứng sau phẫu thuật

– Tăng tiết mồ hôi bù trừ: Khi mồ hôi tay giảm, cơ thể thường có xu hướng tăng tiết mồ hôi bù trừ ở những nơi khác như bụng, lưng, ngực, đùi, chân… nhằm cân bằng lại chức năng điều hòa thân nhiệt qua đào thải mồ hôi. Có khoảng 50 – 90% người gặp phải tác dụng không mong muốn này.

– Nhiễm trùng: Vết thương bị sưng tấy, đau, nóng đỏ, chảy dịch hôi, nghiêm trọng hơn là vi khuẩn xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết.

– Hội chứng Horner do tổn thương thần kinh với biểu hiện sụp mí, tăng tiết mồ hôi nửa mặt.

– Da khô quá mức: Mồ hôi tiết quá ít khiến vùng da ở tay, nách bị khô ráp, bong tróc, xù xì, lão hóa sớm…

Để hiểu rõ hơn lợi ích và rủi ro của cắt hạch thần kinh giao cảm, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của chuyên gia trong video sau:

Cắt hạch giao cảm và những điều cần biết

Với những rủi ro của cắt hạch giao cảm, liệu có đáng để bạn phải đánh đổi không? Và nếu không cắt hạch thì còn giải pháp khác tốt hơn cho những người bị đổ mồ hôi nhiều? Hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0988.024.366 để nhận được sự tư vấn của chúng tôi.

Cắt hạch thần kinh giao cảm có hết mồ hôi không?

Theo lý thuyết, khi loại bỏ hết hạch thần kinh giao cảm thì mồ hôi sẽ ngừng tiết. Nhưng trên thực tế, có khoảng 5% trường hợp bắt đầu đổ mồ hôi tay trở lại trong vòng 1 năm sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, trên 50% trường hợp gặp tình trạng tăng tiết mồ hôi bù trừ gây khó chịu, bất tiện hơn cả khi chưa cắt hạch giao cảm, và lúc này không thể tiếp tục khắc phục bằng phẫu thuật được nữa.

Giải pháp loại bỏ mồ hôi nhiều không cần phẫu thuật

Thực tế, cắt hạch giao cảm chỉ là cách giải quyết tạm thời chứ không thể điều trị triệt để nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều, bởi khi chức năng hệ thần kinh giao cảm chưa ổn định thì chắc chắn quá trình bài tiết mồ hôi của cơ thể vẫn bị rối loạn. Hơn nữa, phẫu thuật cũng không phải là lựa chọn an toàn và tiết kiệm.

Thay vào đó, giải pháp được đánh giá tốt nhất dành cho người bệnh mồ hôi nhiều là điều trị nội khoa bằng thảo dược nhằm thiết lập lại sự ổn định của hệ thần kinh giao cảm, từ đó điều chỉnh chức năng bài tiết mồ hôi trở về bình thường. Và nghiên cứu tại viện Dược liệu thuộc Đại học Bundelkhand (Ấn Độ) đã chứng minh, Thiên môn đông – vị thuốc trị bệnh mồ hôi nhiều nổi tiếng trong đông y có khả năng tác dụng sâu để giải quyết được vấn đề trên.

Hiện nay, Thiên môn đông cùng một số vị thảo dược có hoạt tính ngăn tiết mồ hôi tự nhiên như Sơn thù du, Hoàng kỳ đã được bào chế thành viên uống Hòa Hãn Linh. Sản phẩm không chỉ làm giảm mồ hôi hiệu quả, an toàn, mà còn giúp cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, lo âu, hồi hộp, căng thẳng… cho người bệnh. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một trường hợp tăng tiết mồ hôi lâu năm đã áp dụng thành công giải pháp này trong video sau:

Anh Tài (An Giang) chia sẻ bí quyết trị mồ hôi tay chân không phẫu thuật

Có thể bạn quan tâm:

Hòa Hãn Linh – Giải pháp cứu cánh cho người bị đổ mồ hôi nhiều

Cắt hạch thần kinh giao cảm và những biến chứng không thể xem nhẹ

Hiện nay, không ít người lựa chọn cắt hạch thần kinh giao cảm vì cho rằng đó là cách nhanh nhất để chấm dứt những phiền toái do mồ hôi gây ra. Thế nhưng, họ lại quên mất rằng, đằng sau phương pháp này còn tiềm ẩn vô số biến chứng khó lường và vẫn còn nhiều cách khác để giảm mồ hôi mà không phải mổ. Do vậy, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà

Ngày đăng: 27/10/2020

Bài viết liên quan

Thuốc chữa mồ hôi tay an toàn, hiệu quả, bền vững

Bệnh mồ hôi

Thuốc chữa mồ hôi tay an toàn, hiệu quả, bền vững

Khi tay ra nhiều mồ hôi sẽ gây bất tiện, khiến chính bản thân bạn mất tự tin khi bắt tay hoặc cầm nắm đồ…

Bệnh mồ hôi

Ra mồ hôi tay khi ngồi điều hòa – nguyên nhân và cách trị

Bàn tay ướt đẫm mồ hôi dù đang ở trong phòng điều hòa mát lạnh chính là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với dân…

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Bệnh mồ hôi

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Nắm bắt tâm lý của những người mắc chứng đổ mồ hôi chân dai dẳng, nhiều nhãn hàng đã đưa ra giải pháp kèm theo…

Viết bình luận

loading
XCBS HHL 2

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày