Đổ mồ hôi đêm – Biết trị làm sao bây giờ?

Đổ mồ hôi đêm – Biết trị làm sao bây giờ?

Đổ mồ hôi đêm khiến cho bạn thường xuyên phải giật mình tỉnh giấc, tình trạng này còn gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe mà bạn không hề hay biết. Bạn đang tự hỏi vì sao “vị khách không mời” này lại xuất hiện và làm thế nào để giảm tiết mồ hôi hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay đáp án trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi đêm nếu chỉ xảy ra khi nhiệt độ môi trường nóng bức, bạn đắp chăn quá dày thì đó là biểu hiện sinh lý bình thường để thoát bớt nhiệt lượng dư thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, mồ hôi đêm có thể do một số vấn đề về sức khỏe khác mà bạn không được chủ quan, bao gồm:

– Rối loạn thần kinh thực vật: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, có tính chất di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Mồ hôi đêm có thể xuất hiện bất kể thời tiết nóng hay lạnh.

– Nhiễm trùng: gây sốt kèm theo đổ mồ hôi nhiều, thường gặp trong nhiễm trùng lao, viêm tủy xương, viêm nội tâm mạc, HIV…

– Bệnh ung thư: u lympho không hodgkin, bệnh bạch cầu có thể gây đổ mồ hôi đêm kèm theo sốt, sụt cân nhanh…

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

– Bệnh nội tiết như cường giáp, tiểu đường, suy giảm nội tiết sinh dục ở người trung niên…

– Rối loạn lo âu: căng thẳng, stress kéo dài có thể là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi về đêm.

Đổ mồ hôi đêm khiến bạn thường phải tỉnh giấc lúc nửa đêm

Cảnh giác với chứng đổ mồ hôi đêm nguy hiểm

Đổ mồ hôi đêm nếu chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu đổ mồ hôi đêm kèm theo một số triệu chứng như sốt cao, ho nhiều, sụt cân không rõ lý do, gây mất ngủ và mệt mỏi kéo dài… thì bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác căn nguyên gây đổ mồ hôi và điều trị sớm.

Mồ hôi nhiều về đêm còn rất dễ khiến cho cơ thể bạn bị nhiễm lạnh, đây cũng là cơ hội để xuất hiện những bệnh lý đường hô hấp mà bạn phải hết sức cảnh giác.

Cách trị đổ mồ hôi đêm  

Thay đổi lối sống

Những thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lượng mồ hôi bài tiết về đêm. Chính vì vậy, duy trì lối sống khoa học là giải pháp đơn giản nhưng khá hiệu quả để điều trị chứng đổ mồ hôi đêm, chỉ cần bạn có quyết tâm cao độ.

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn để duy trì lối sống lành mạnh:

– Không hút thuốc lá, thuốc lào hay sử dụng bất kỳ loại chất kích thích nào khác.

– Giảm bớt các gia vị cay nóng như mù tạt, tiêu, tỏi, ớt… thêm vào các món ăn.

– Không ăn bất kỳ thứ gì trước thời điểm đi ngủ ít nhất 2 tiếng.

– Không mặc quần áo quá dày khi ngủ, nên chọn trang phục và ga giường, chăn nệm làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.

– Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin B trong các bữa ăn như cá, thịt gà, gan, gạo lứt, súp lơ, nấm, các loại hạt họ đậu, hải sản, trái cây có múi…

– Thư giãn tâm lý trước khi đi ngủ bằng những bài tập nhẹ nhàng như ngồi thiền, hít sâu thở chậm 5 – 10 phút.

Thiền tịnh trước khi đi ngủ giúp làm giảm đổ mồ hôi đêm

Sử dụng thảo dược

Dùng thảo dược là liệu pháp trị mồ hôi tự nhiên an toàn và khá hiệu quả nếu bạn kiên trì áp dụng theo đúng liệu trình. Một số loại thảo dược mà bạn có thể tham khảo sử dụng là:

– Thảo dược giúp điều tiết nồng độ hormon như cây thăng ma đen giúp bổ sung nồng độ estrogen, thích hợp cho phụ nữ bị ra nhiều mồ hôi do suy giảm nội tiết tố.

– Thảo dược giúp ổn định chức năng hệ thần kinh giao cảm như Thiên môn đông, Sơn thù du, thích hợp điều trị mồ hôi đêm nhiều do mọi nguyên nhân, và hiệu quả nhất là ở người bị tăng tiết mồ hôi do rối loạn hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Hiện nay những thảo dược này đã có mặt trong viên nén Hòa Hãn Linh dạng uống rất tiện dụng.

Điều trị mồ hôi đêm bằng thuốc

Thuốc được dùng để điều trị các bệnh lý căn nguyên gây đổ mồ hôi đêm trong những trường hợp ung thư, nhiễm trùng, tiểu đường, cường giáp… Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng không mong muốn nên người bệnh cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.

Ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, liệu pháp bổ sung hormon là một trong những chỉ định cần thiết. Tuy nhiên, liệu pháp này cũng có thể gây ra một số nguy cơ rủi ro như ung thư buồng trứng, ung thư vú, đột quỵ…

Những thuốc chống mồ hôi như thuốc kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta… dùng cho người bị tăng tiết mồ hôi do rối loạn hệ thần kinh giao cảm cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên bạn chỉ được dùng khi có đơn kê của bác sỹ.

Nếu bạn đang gặp phải chứng đổ mồ hôi đêm, đừng chủ quan với hiện tượng bất thường này. Hãy đi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện nguyên nhân và điều trị sớm, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Có thể bạn quan tâm:

Hòa Hãn Linh – Giải pháp thảo dược tối ưu cho người bị mồ hôi nhiều

Người bị đổ mồ hôi nhiều nên ăn gì, kiêng gì?

Ds. Lê Lương

Ngày đăng: 30/12/2019 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/when-to-be-concerned-about-night-sweats

 

 

Bài viết liên quan

Bệnh mồ hôi

Ra mồ hôi tay khi ngồi điều hòa – nguyên nhân và cách trị

Bàn tay ướt đẫm mồ hôi dù đang ở trong phòng điều hòa mát lạnh chính là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với dân…

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Bệnh mồ hôi

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Nắm bắt tâm lý của những người mắc chứng đổ mồ hôi chân dai dẳng, nhiều nhãn hàng đã đưa ra giải pháp kèm theo…

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi có thực sự hiệu quả?

Bệnh mồ hôi

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi có thực sự hiệu quả?

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi đã được ứng dụng lâu đời trong y học cổ truyền, tuy nhiên, lợi ích, hiệu quả và…

Viết bình luận

loading
XCBS HHL 2

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày