Suy tim tâm trương và những điều bạn chưa từng biết

Suy tim tâm trương và những điều bạn chưa từng biết

Có tới 40 – 50% người bệnh bị suy tim nhưng phân suất tống máu vẫn nằm trong giới hạn bình thường, người ta gọi đó là suy tim tâm trương. Bệnh lý này chắc hẳn vẫn còn xa lạ với khá nhiều người, còn bạn thì sao? Hãy dành ngay 5 phút để tìm hiểu về bệnh lý này ngay sau đây.

Suy tim tâm trương là bệnh gì?

Suy tim tâm trương là tình trạng tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái) không thể đổ đầy máu trong giai đoạn tim nghỉ, nhưng khả năng tim co bóp để tống máu đi lại không bị ảnh hưởng, do đó phân suất tống máu đo được vẫn nằm trong giới hạn bình thường (EF> 50%). Chính vì vậy, suy tim tâm trương còn được gọi là suy tim bảo tồn phân suất tống máu.

Suy tim tâm trương thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi, nếu không được quản lý điều trị tốt, bệnh có thể tiến triển thành suy tim toàn bộ.

*EF là chỉ số phân suất tống máu, dùng để đo lường tỷ lệ phần trăm lượng máu được thất trái bơm đi sau mỗi nhịp co bóp.  

Nguyên nhân gây ra suy tim tâm trương

Tâm thất trái không được đổ đầy máu trong thời kỳ tâm trương thường là do cấu trúc buồng tim bị biến đổi, chúng trở nên dày cứng, giảm khả năng co giãn và đàn hồi. Đó có thể là hệ quả của một số bệnh lý như:

– Tăng huyết áp

– Bệnh tiểu đường

– Bệnh mạch vành

– Biến chứng sau nhồi máu cơ tim

– Bệnh cơ tim phì đại

– Hẹp van động mạch chủ

– Béo phì

– Lão hóa do tuổi cao

– Rối loạn nhịp tim nhanh

Triệu chứng của suy tim tâm trương

Biểu hiện của suy tim tâm trương cũng tương tự như các dấu hiệu điển hình của suy tim, đó là:

– Khó thở, mức độ thường tăng lên khi người bệnh nằm, cúi xuống hoặc tập thể dục cường độ cao.

– Ho khan, đôi khi có thể kèm theo đờm trắng hoặc lẫn bọt màu hồng.

– Sưng phù chân, bụng, biểu hiện sớm và dễ nhận thấy nhất là sưng ở mắt cá chân.

– Mệt mỏi thường xuyên hơn, xảy ra ngay cả khi bạn làm những việc mà trước đây vẫn có thể thực hiện bình thường.

– Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn (triệu chứng giống như rối loạn tiêu hóa).

– Tim đập nhanh.

–  Tăng cân đột ngột.

– Lú lẫn, hay quên, mất khả năng tập trung.

Ho khan là một trong những dấu hiệu của suy tim tâm trương

 
Bạn đang có những triệu chứng của suy tim tâm trương mà chưa tìm ra cách khắc phục? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 hoặc Zalo: 0972053003 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Suy tim tâm trương có thực sự nguy hiểm?

Trong giai đoạn đầu của suy tim tâm trương, lượng máu bơm đi bị thiếu hụt không đáng kể nên ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị tốt, suy tim tâm trương có thể tiến triển nặng dần gây ra nhiều biến chứng như:

– Suy thận: là biến chứng nguy hiểm làm gia tăng nguy cơ nhập viện và tử vong ở người bị suy tim tâm trương.

– Rung tâm nhĩ: là một dạng rối loạn nhịp tim dễ gây ra cục máu đông, làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

– Thiếu máu: Tim không thể đảm bảo bơm đủ máu đi nuôi cơ thể, gây ra các triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, suy nhược, da xanh, chân tay lạnh…

– Suy tĩnh mạch: Ứ trệ tuần hoàn tại hệ tĩnh mạch khiến cho da dày lên, tím tái, rụng lông và chậm lành vết thương. Đây là biến chứng rất đáng lo ngại ở người bệnh tiểu đường.

– Hội chứng Cardia cachexia: gây sụt cân bất thường, teo cơ, mất cảm giác ngon miệng… Tình trạng này kéo dài có thể đe dọa tính mạng.

Các phương pháp điều trị suy tim tâm trương

Sử dụng thuốc

Để giảm nhẹ các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở… do suy tim tâm trương và điều trị các bệnh lý căn nguyên, bạn cần phải dùng đến một số loại thuốc sau:

– Thuốc ức chế men chuyển: giúp làm giãn cơ trơn mạch máu, giảm khối lượng công việc cho tim.

– Thuốc trị loạn nhịp tim: giúp làm chậm nhịp tim để tăng thời gian đổ đầy thất trái. Hai loại thuốc thường dùng nhất là thuốc chẹn beta và thuốc ức chế kênh canxi; các thuốc này vừa có công dụng ổn định nhịp tim, vừa làm giảm huyết áp cho người bệnh.

– Thuốc chống đông máu: có tác dụng phòng ngừa cục máu đông xuất hiện trong tim.

– Thuốc lợi tiểu: giúp làm giảm thể tích tuần hoàn, hạ huyết áp, giảm bớt gánh nặng cho tim.

Thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim tâm trương

Để cải thiện chức năng tâm trương và nâng cao khả năng làm việc của tim, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp cùng những thảo dược giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông tuần hoàn, nhằm gia tăng khả năng đổ đầy tim trong thời kỳ tâm trương như Bồ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra.

Nghiên cứu tại Bệnh viện Thành Đô trên người bệnh suy tim độ 3, độ 4 về tác dụng của berberin – một hoạt chất có mặt trong Hoàng bá cũng cho thấy hiệu suất làm việc của tim đã nâng lên đáng kể chỉ sau 2 tuần sử dụng hoạt chất này. Khi kết hợp cùng Bồ hoàng và Sơn tra sẽ tạo nên liệu pháp giải quyết ứ trệ tuần hoàn, giảm nhẹ đau ngực, khó thở, mệt mỏi, giảm rối loạn nhịp tim; đồng thời giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, người bệnh suy tim nên tham khảo và lựa chọn sử dụng sớm sản phẩm thảo dược có chứa đủ các thảo dược kể trên để nâng cao sức khỏe, ngăn chặn suy tim tiến triển.

Lối sống khoa học cho người bệnh suy tim tâm trương

Để ngăn ngừa suy tim tâm trương tiến triển, ngoài dùng thuốc thì việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ bằng lối sống khoa học cũng là một mục tiêu điều trị quan trọng mà bạn cần thực hiện sớm. Bạn cần:

– Tăng cường vận động: Dành thời gian cho luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn và tăng cường khả năng làm việc của tim.

– Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ: 1 – 2 lần/năm

– Giảm cân với chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý.

– Ăn uống khoa học: Ăn giảm muối, đường và chất béo không có lợi cho tim mạch đến từ các loại thịt đỏ, mỡ, nội tạng động vật (lòng bò, lòng lợn…). Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên cám, sữa tách béo…

– Bỏ hút thuốc lá

– Hạn chế uống nhiều bia rượu.

Người bệnh suy tim tâm trương cần duy trì lối sống khoa học

Can thiệp phẫu thuật

Tùy theo nguyên nhân gây ra suy tim tâm trương mà bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp như:

– Đặt máy tạo nhịp: giúp ngăn xung điện tim bất thường, duy trì nhịp tim ổn định.

– Nong mạch, đặt stent, bắc cầu động mạch vành: nếu nguyên nhân gây ra suy tim tâm trương là do bệnh mạch vành.

– Sửa van, thay van tim: trong trường hợp bệnh van tim là nguyên nhân gây suy tim tâm trương.

Suy tim tâm trương thường ít gây nguy hiểm trong thời kỳ đầu, cũng chính vì vậy mà rất nhiều người bệnh chủ quan không điều trị tốt. Hãy chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ và theo dõi những thay đổi trên cơ thể ngay từ khi được chẩn đoán bệnh để có biện pháp ứng phó kịp thời với những diễn biến phức tạp của suy tim tâm trương.

Có thể bạn quan tâm:

Sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim tâm trương chứa thảo dược Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá

Suy tim – Hậu quả cuối cùng của mọi bệnh tim mạch

 

Ds. Lê Lương

 

Ngày đăng: 04/03/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/what-is-diastolic-heart-failure

 

 

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Giải pháp để kéo dài tuổi thọ

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di…

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Bệnh tim mạch

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Ngày nay nhiều người đang có xu hướng kết hợp chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng thảo dược song song với thuốc…

Bệnh tim mạch

Hẹp động mạch vành – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Hẹp động mạch vành là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể tiến triển nặng gâysuy tim, nhồi máu cơ tim, đe dọa…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày