Mục tiêu của điều trị rối loạn tiền đình không chỉ là cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng,… mà cần phải phục hồi chức năng tiền đình để tránh nguy cơ bệnh tái phát. Vậy hiện nay đâu là giải pháp tối ưu nhất, đáp ứng toàn diện 2 tiêu chí quan trọng này? Thông tin về 6 phương pháp điều trị rối loạn tiền đình trong bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời phù hợp cho bản thân.
Tóm tắt bài viết
Thuốc tây điều trị rối loạn tiền đình
Thuốc tây vẫn là lựa chọn đầu tay trong điều trị rối loạn tiền đình nhằm mục đích chính là cải thiện các triệu chứng. Tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc ức chế tiền đình: gồm thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin, giúp giảm nhanh các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, choáng váng váng, buồn nôn, nôn,…
- Thuốc tăng tuần hoàn máu não: piracetam, vinpocetine, ginkobiloba, thuốc chẹn kênh canxi,… nhằm cải thiện lượng máu đến hệ tiền đình và não, giảm triệu chứng chóng mặt, ù tai.
- Thuốc an thần (diazepam, clonazepam, lorazepam), thuốc chống trầm cảm khi người bệnh có biểu hiện mất ngủ, lo âu, hoảng loạn,…
- Thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin, ibuprofen,… nếu người bệnh không thể chịu được những cơn đau đầu.
- Kháng sinh và thuốc chống viêm trong trường hợp rối loạn tiền đình do viêm nhiễm trùng tai.
Mặc dù thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng đi kèm với lợi ích, những thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ, nhất là khi sử dụng dài ngày. Mặt khác, vẫn có một tỷ lệ khá cao tái phát bệnh sau điều trị, do vậy các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh thuốc, người bệnh rối loạn tiền đình cần kết hợp với tập luyện và điều chỉnh thói quen sống khoa học.
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị rối loạn tiền đình bằng thảo dược
Hiện nay, sử dụng thảo dược tự nhiên là giải pháp được các chuyên gia và người bệnh ưu tiên lựa chọn trong điều trị rối loạn tiền đình. Điều này không chỉ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng, góp phần giảm liều lượng và rút ngắn thời gian dùng thuốc tây mà còn mang lại tác dụng bền vững hơn, tránh nguy cơ tái phát bệnh.
Trong đó, tiêu biểu nhất phải nhắc đến một số thảo dược đã được khoa học chứng minh là có hiệu quả tốt với chứng rối loạn tiền đình như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu. Kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ đã làm sáng tỏ, 3 thảo dược này có tác dụng bổ máu, tăng lượng máu trong cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu lên não và hệ tiền đình, làm giảm nhanh các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng…, đồng thời giúp sửa chữa các tổn thương để phục hồi chức năng tiền đình. Đặc biệt là nâng huyết áp ở những người bị rối loạn tiền đình do hậu quả của huyết áp thấp.
Chính vì vậy, sự kết hợp của bộ 3 thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu sẽ mang lại tác dụng toàn diện, khắc phục triệt để cả căn nguyên và triệu chứng rối loạn tiền đình.
Viên uống hỗ trợ trị rối loạn tiền đình từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân
Tái định vị canalith điều trị rối loạn tiền đình (CRP)
Mục đích của phương pháp tái định vị canalith (CRP) là giảm các cơn chóng mặt kích phát lành tính (BPPV) do rối loạn tiền đình. BPPV xảy ra khi các tinh thể canxi cacbonat nhỏ (còn gọi là otoconia) gắn ở màng tai trong bị dịch chuyển và rơi vào các ống bán khuyên, điều này sẽ tạo ra các tín hiệu cảm giác sai lệch gửi tới não gây triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng.
Bằng cách thực hiện các động tác xoay đầu theo nhiều vị trí khác nhau, CRP có thể giúp di chuyển các hạt otoconia, nhờ vậy khắc phục được cơn chóng mặt. Phương pháp này có hiệu quả khá tốt, tỷ lệ thành công khoảng 80%, tuy nhiên người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải một số chấn thương, do đó chỉ thực hiện dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của chuyên gia.
Phương pháp tái định vị canalith điều trị rối loạn tiền đình
Liệu pháp tập luyện phục hồi chức năng tiền đình (VRT)
VRT là phương pháp vật lý trị liệu chuyên biệt, bao gồm các bài tập chuyển động đầu, mắt hoặc toàn thân nhằm rèn luyện khả năng thích nghi, chịu đựng và bù trừ trong não bộ, từ đó cải thiện quá trình xử lý tín hiệu của hệ thống tiền đình, làm giảm chứng chóng mặt, mất cân bằng. Một số bài tập thường được áp dụng là Brandt – Daroff, Cawthorn – Cooksey, bài tập vận động mắt, bài tập thăng bằng,…
Phương pháp phục hồi chức năng tiền đình tương đối dễ thực hiện, chi phí thấp, hiệu quả khá tốt nhưng người bệnh cần phải kiểm tra sức khỏe để chọn đúng bài tập phù hợp.
Lối sống khoa học cho người bệnh rối loạn tiền đình
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… và các chất kích thích thần kinh khác khiến triệu chứng hoa mắt, chóng mặt thêm trầm trọng hơn.
- Uống đủ nước trung bình 1,5 – 2 lít/ngày để duy trì ổn định thể tích máu trong cơ thể.
- Bổ sung những thực phẩm giàu acid folic như cải bó xôi, súp lơ xanh, rau chân vịt, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, cam, trứng, măng tây,… vì acid folic giúp phục hồi các tổn thương tại tiền đình.
- Tăng cường vitamin nhóm B, vitamin D, vitamin C và khoáng chất Magie trong thịt gia cầm, hải sản, các loại hạt, nấm, sữa, trái cây họ cam chanh,…
- Hạn chế ngồi làm việc lâu tại một chỗ, nên vận động hoặc giải lao cứ srau vài giờ làm việc.
- Duy trì tập thể dục mỗi ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe.
Tập Yoga là môn thể thao tốt cho người bị rối loạn tiền đình
Phẫu thuật điều trị rối loạn tiền đình
Khi điều trị nội khoa và tập luyện không mang lại kết quả tích cực trong việc kiểm soát các triệu chứng rối loạn tiền đình, phẫu thuật có thể được cân nhắc thực hiện nhằm mục đích sửa chữa tổn thương hoặc ổn định chức năng tai trong, ngăn chặn việc hình thành và dẫn truyền những thông tin sai lệch về cảm giác từ tai trong gửi đến não bộ. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà lựa chọn một số phương pháp phẫu thuật như cắt bỏ mê đạo tai, cắt dây thần kinh tiền đình, mở túi nội dịch, đặt ống cân bằng khí nén,…
Rối loạn tiền đình có thể điều trị dứt điểm được, tuy nhiên muốn đạt hiệu quả tối ưu nhất bạn cần kết hợp đồng thời nhiều phương pháp từ dùng thuốc, sản phẩm bổ trợ, tập luyện vật lý trị liệu đến thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn.
Rối loạn tiền đình và những thông tin quan trọng không thể bỏ qua!
Ngày đăng: 13/09/2019
https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder/treatment