Xinchaobacsy.com

Thuốc Depakine – Thông tin bạn nên biết khi điều trị bệnh động kinh!

Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị động kinh như phẫu thuật não, kích thích dây thần kinh phế vị, chế độ ăn kiêng,… nhưng xét trên các phương diện lợi ích, chi phí và rủi ro người bệnh có thể gặp phải thì thuốc chống co giật vẫn là lựa chọn đầu tay của nhiều Y bác sĩ. Trong đó thuốc depakine là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Vậy cùng tìm hiểu về công dụng, tác dụng phụ cũng như cách dùng thuốc depakine trong bài viết sau.

Thuốc depakine là thuốc gì?

Depakine là tên thương mại của hoạt chất axit valproate, được sử dụng phổ biến và thường là lựa chọn đầu tay trong điều trị co giật, động kinh. Depakine thường được bào chế với nhiều dạng khác nhau như viên nén, siro, viên nang,… và thường có các hàm lượng 200 mg, 500 mg, 1000mg.

Đối tượng sử dụng thuốc depakine

Thuốc depakine thường được bác sĩ kê đơn trong các bệnh lý:

– Động kinh: thuốc đáp ứng tốt với các dạng động kinh như động kinh toàn thể, động kinh cục bộ, cơn vắng ý thức,… nhờ khả năng làm tăng nồng độ GABA và cản trở hoạt động của kênh Natri.

– Hội chứng Lennox – Gastaut: Là một dạng động kinh hiếm gặp nhưng nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ 2 – 6 tuổi. Trẻ mắc hội chứng này gặp nhiều loại co cứng, co giật khác nhau, kèm theo tình trạng chậm phát triển, rối loạn tâm thần.

– Hưng cảm, rối loạn lượng cực.

– Dự phòng điều trị với các cơn đau đầu, đau nửa đầu

Thuốc depakine là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị co giật động kinh

Tác dụng phụ của thuốc depakine

Đa phần người bệnh động kinh đều dung nạp tốt với thuốc depakine và rất ít trường hợp gặp tác dụng không mong muốn của thuốc. Tuy nhiên, tùy vào liều lượng và thời gian sử dụng, người bệnh vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

– Phản ứng dị ứng: Với các triệu chứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, sưng cổ họng,… thậm chí nặng hơn có thể là thể gây sốt, đau họng, bỏng mắt, phồng rộp da, phát ban đỏ hoặc tím,…

– Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, co thắt hoặc đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn liên tục, tiêu chảy,…

– Rối loạn giấc ngủ:  Buồn ngủ vào ban ngày và mất ngủ, khó ngủ về đêm.

– Rối loạn cảm xúc: Thay đổi tâm trạng thất thường, lo lắng, trầm cảm, hoảng loạn, dễ cáu gắt, hung hăng hoặc kích động quá mức.

– Xuất hiện ý nghĩ tự tử hoặc tự làm tổn thương chính mình.

– Nhiễm độc gan, suy thận.

– Giảm chỉ số IQ ở trẻ tiếp xúc với depakine từ tử cung của mẹ.

– Suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi triền miên.

– Yếu cơ, run rẩy, gặp các vấn đề về đi bộ hoặc phối hợp các chi.

– Rụng tóc, thay đổi khẩu vị, tăng cân.

– Suy giảm thị lực, nhìn mờ hoặc nhìn đôi.

– Tăng cơn co giật.

Thuốc depakine có thể gây tác dụng phụ chán ăn, ăn không ngon miệng

Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 0988024366 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Một số thuốc tương tác với thuốc depakine

Dưới đây là một số thuốc bạn cần lưu ý khi kết hợp cùng depakine:

Clonazepam: Có thể làm tăng cơn động kinh vắng ý thức.

Topiramate: Gây hạ thân nhiệt và làm tăng nồng độ amoniac trong máu.

Diazepam, felbamate hoặc salicylates (aspirin): Gây tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc depakine.

Thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm 3 vòng,…: Có thể tăng tác dụng phụ tới người bệnh khi kết hợp cùng depakine.

– Kháng sinh carbapenem: Giảm tác dụng của thuốc depakine, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơn co giật.

Thuốc ngừa thai nội tiết tố chứa Estrogen: Gây tăng tần số cơn co giật, động kinh.

Rượu: Có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc depakine.

Để hạn chế tương tác thuốc, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị về những thuốc đang dùng để được tư vấn liều lượng hoặc loại thuốc chống động kinh khác phù hợp hơn.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc depakine để đạt hiệu quả cao

Dùng thuốc depakine đúng, đủ liều

Việc sử dụng thuốc depakine cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngưng, bỏ thuốc. Khó khăn nhất là giai đoạn đầu sử dụng, bác sĩ sẽ kê liều thấp, sau đó mới tăng dần đến liều điều trị. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ để đạt hiệu quả tối ưu. Liều lượng sử dụng sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ bệnh, liều được khuyến cáo thường 10 – 30 mg/kg/ngày.

Lưu ý khi dùng thuốc depakine với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú

– Thuốc depakine có thể ảnh hưởng đến thai nhi, do đó phụ nữ bị động kinh trước khi quyết định mang thai cần cân nhắc kỹ lưỡng, trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn các giải pháp thay thế có thể vừa giúp kiểm soát cơn, vừa hạn chế tác dụng phụ với thai nhi.

– Thuốc depakine cũng có thể bài tiết qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, nếu bạn đang trong thời kỳ cho con bú bạn có thể cân nhắc nuôi con hoàn toàn bằng sữa ngoài.

Cách uống thuốc depakine để đạt hiệu quả tối ưu

– Khi sử dụng thuốc depakine bạn nên uống nhiều nước để hạn chế tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa đồng thời thiếu nước có thể khiến bạn phải tăng liều điều trị.

– Với dạng viên nang có tác dụng giải phóng kéo dài thì bạn nên nuốt cả viên, hạn chế nhai hoặc bẻ viên thuốc khi sử dụng.

– Nễu lỡ bỏ quên một liều bạn nên uống ngay khi nhớ ra, nhưng nếu thời điểm đó gần với liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua.

Nên uống thuốc depakine với nhiều nước để giảm tác dụng phụ của thuốc

Lưu ý khi sử dụng thuốc depakine để hạn chế tác dụng phụ và nâng cao hiệu quả

Bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp giải pháp hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên, cụ thể:

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược

Để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian phải sử thuốc depakine, bạn có thể kết hợp cùng Tpbvsk cốm Egaruta. Đây là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng, kết quả cho thấy 98,3% người bệnh đã giảm tần suất, thời gian diễn ra cơn co giật, đồng thời sản phẩm cũng được chứng minh không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho bệnh nhân.

Cùng lắng nghe nhận định về lợi ích của cốm Egaruta với người bệnh động kinh của GS.TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên chủ nhiệm khoa Nội thần kinh bệnh viện 103 trong video sau:

Nhận định của GS.TS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của cốm Egaruta

Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cực. Cùng lắng nghe chia sẻ của cô Thủy về những khó khăn trong hành trình trị bệnh động kinh cho con và thành công nhờ tìm đúng giải pháp tại video sau:

Bí kíp trị co giật, động kinh hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Egaruta – Cốm thảo dược hỗ trợ điều trị động kinh tối ưu nhất hiện nay

Nghiên cứu chứng minh hiệu quả của cốm Egaruta với người bệnh động kinh

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

– Tăng cường thực phẩm giàu canxi, protein như cá tươi, thịt nạc, tôm, cua, trứng,…

– Ngừng uống rượu bia, cà phê và các chất gây kích thích.

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng quá mức.

– Hạn chế thực phẩm nhiều đường, chất phụ gia bảo quản như: bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, xúc xích, lạp xưởng, pizza,…

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Mục tiêu điều trị động kinh là làm giảm tần suất và mức độ cơn co giật và cuối cùng là giúp người bệnh cắt cơn hoàn toàn. Do vậy, mặc dù có thể xuất hiện một số tác dụng phụ nhưng việc sử dụng thuốc depakine là cần thiết và nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, hiểu rõ những thông tin về thuốc chính là chìa khóa giúp bạn hạn chế tác dụng phụ và kiểm soát bệnh tốt nhất.

Tác giả: DS. Cao Thủy