Midodrine – Giải đáp thắc mắc thường gặp trong điều trị hạ huyết áp

Midodrine – Giải đáp thắc mắc thường gặp trong điều trị hạ huyết áp

 Midodrine là một trong những thuốc điều trị hạ huyết áp tư thế phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên cách dùng như thế nào, cần lưu ý, thận trọng gì trong quá trình sử dụng là vấn đề mà không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc thường gặp nhất liên quan đến Midodrine, giúp bạn dùng thuốc an toàn và hiệu quả hơn. 

Midodrin dùng cho những trường hợp nào?

Midodrine thuộc nhóm thuốc chủ vận alpha giao cảm, có tác dụng làm co các mạch máu để tăng huyết áp. Theo khuyến cáo của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ – FDA, Midodrine được chỉ định trong điều trị hạ huyết áp tư thế ở những người bệnh mà sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp điều trị khác. Tuy nhiên, chỉ nên dùng Midodrine trong thời gian ngắn và thuốc không giúp cải thiện khả năng hoạt động thể chất của cơ thể.

Những ai không thể sử dụng Midodrine?

Chống chỉ định dùng Midodrine cho các đối tượng sau:

  • Dị ứng với Midodrine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Mắc bệnh tim nặng
  • U tủy thượng thận
  • Bệnh thận hoặc không thể tiểu tiện
  • Cường giáp
  • Huyết áp cao

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường, tăng nhãn áp hoặc có vấn đề về thị lực, mắc bệnh gan, tiền sử bệnh thận, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi cần thận trọng và nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ khi điều trị bằng Midodrine.

Cần lưu ý gì trước khi dùng Midodrine?

Để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân, trước khi bắt đầu sử dụng Midodrine, bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu:

  • Bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ một loại thuốc, thực phẩm hay hóa chất nào
  • Tất cả các thuốc, vitamin, khoáng chất, sản phẩm thảo dược đang dùng để tránh tương tác bất lợi có thể xảy ra
  • Bất kỳ một bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe mà bạn đang hoặc đã từng mắc như bệnh tim mạch, bệnh thận, tiểu đường, cường giáp…
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú, vì chưa có dữ liệu về tính an toàn của Midodrine trên những đối tượng này

Cách sử dụng Midodrine như thế nào an toàn, hiệu quả?

Liều lượng của Midodrine

Với chứng hạ huyết áp tư thế ở người lớn, dùng liều 10 mg/lần, uống 3 lần/ngày, liều dùng của Midodrine cho trẻ em chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên, đây chỉ là liều lượng tham khảo, thực tế sẽ có sự điều chỉnh khác nhau tùy thuộc vào từng mức độ bệnh cụ thể.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng Midodrine

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn, không uống với liều cao, thấp hơn hoặc trong thời gian dài hơn so với khuyến cáo
  • Khoảng cách tối thiểu giữa các liều là 3 tiếng, có thể uống cùng với thức ăn hoặc không
  • Không nên dùng thuốc sau bữa ăn tối hoặc ít nhất 4 tiếng trước khi đi ngủ hoặc khi bạn đang có ý định chợp mắt một lúc. Nên uống thuốc vào ban ngày, khi thức, đi lại và hoạt động bình thường mà không phải nằm xuống hay ngủ trưa
  • Thường xuyên đo huyết áp, kiểm tra chức năng gan, thận trước và trong khi dùng thuốc
  • Midodrine có thể làm tăng huyết áp ngay cả khi nằm, do vậy có thể bạn cần kê đầu cao hơn để ngăn chặn tình trạng này

Không dùng Midodrine trước khi đi ngủ

Cần làm gì khi bỏ quên một liều?

Nếu bỏ lỡ một liều Midodrine, hãy bổ sung ngay khi bạn nhớ ra. Trong trường hợp gần kề với thời điểm uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo đúng kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Nên xử lý như thế nào nếu uống quá liều Midodrine?

Các triệu chứng khi quá liều Midodrine có thể bao gồm: Tăng huyết áp (mặt đỏ bừng, nhức đầu, tim đập nhanh, nhìn mờ), nổi da gà, ớn lạnh, khó tiểu. Khi gặp phải tình trạng khẩn cấp này cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu 115 hoặc nhờ người đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Tác dụng phụ của Midodrine là gì?

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Midodrine bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng gây nổi mề đay, phát ban, khó thở, sưng ở mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng
  • Tăng huyết áp quá mức, đặc biệt là khi nằm biểu hiện bằng đau đầu dữ dội, mặt đỏ bừng, ù tai, thị lực kém, lo lắng, nhầm lẫn, đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều, co giật…
  • Nhịp tim chậm nghiêm trọng (mạch chậm yếu, chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu)
  • Ớn lạnh, nổi da gà
  • Cảm giác tê, ngứa ran, khó chịu ở da, đặc biệt là vùng da đầu
  • Đi tiểu nhiều, tiểu đau, khó tiểu
  • Buồn nôn, khô miệng, khó tiêu hoặc hiếm gặp hơn là đau dạ dày, đầy hơi, đau bụng, nôn, tiêu chảy
  • Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi
  • Lo lắng, hồi hộp, nhầm lẫn

Midodrine có thể tương tác với các loại thuốc nào?

Những thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc tác dụng phụ của Midodrine khi sử dụng kết hợp bao gồm:

  • Thuốc gây co mạch máu
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc hen suyễn
  • Thuốc trị đau nửa đầu
  • Thuốc điều trị bệnh tim hoặc tăng huyết áp
  • Thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp như levothyroid, synthroid…
  • Thuốc rối loạn tuyến tiền liệt

Việc sử dụng Midodrine chỉ là giải pháp ngắn hạn trong điều trị hạ huyết áp, để ngăn bệnh tái phát và cải thiện sức khỏe hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, khi đó bạn sẽ không còn phải lo lắng về tình trạng nguy hiểm này nữa.

Bạn có thể quan tâm:

Thông tin về Hồng Mạch Khang – viên uống thảo dược chuyên hỗ trợ trị hạ huyết áp

Hồng Mạch Khang và lợi ích dành cho người huyết áp thấp

Tác giả: DS. Hồ Hà

Ngày đăng: 29/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.drugs.com/mtm/midodrine.html

https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a616030.html

 

Bài viết liên quan

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Thuốc Tây Y

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Vốn là một loại thuốc phổ biến trong điều trị tăng huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Guanfacine hiện nay còn…

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Thuốc Tây Y

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Những năm gần đây, bổ sung GABA được xem như một giải pháp thay thế trong điều trị nhiều bệnh lý như rối loạn giấc…

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Thuốc Tây Y

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong điều trị động kinh cục bộ, hội chứng west nhưng thuốc Sabril (Vigabatrin) lại có thể gây…

Viết bình luận

loading
Thuốc Tây Y

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày