Methylphenidate: Lợi ích & nguy cơ với trẻ tăng động giảm chú ý

Methylphenidate: Lợi ích & nguy cơ với trẻ tăng động giảm chú ý

Lần đầu tiên thuốc Methylphenidate được cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ là vào năm 1955. Và chỉ khoảng 5 năm sau, thuốc đã trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều y, bác sĩ và được sử dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Vậy Methylphenidate có công dụng và tác dụng phụ gì? Hãy cùng tìm hiểu tại đây.

Tác dụng của thuốc Methylphenidate với trẻ tăng động giảm chú ý

Methylphenidate là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương có tác dụng ngăn chặn sự tái hấp thu của norepinephrine và dopamine – những chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm xúc, hành vi, nhờ đó giúp giảm bớt sự hiếu động, nghịch ngợm quá mức và tăng cường khả năng tập trung ở trẻ tăng động giảm chú ý.

Thuốc Methylphenidate tác dụng khá nhanh, thường chỉ sau 30 phút – 1 giờ sau khi uống, đặc biệt là dạng viên nhai gần như có tác dụng ngay sau khi sử dụng. Tùy vào từng dạng bào chế của thuốc, tác dụng có thể kéo dài khoảng 4 – 10 giờ. Vì vậy, methylphenidate thường được sử dụng vào sáng sớm trong những ngày trẻ đi học.

Methylphenidate nên được sử dụng vào trước bữa ăn sáng

Liều dùng tối ưu của Methylphenidate ở trẻ tăng động giảm chú ý

Methylphenidate thường được chỉ định cho trẻ em, thanh thiếu niên từ 6 tuổi trở lên. Và tùy vào dạng bào chế mà liều lượng có thể khác nhau đôi chút, cụ thể như sau:

  • Viên nhai tác dụng nhanh (Ritalin, Methylin,…): Liều khởi đầu từ 2.5 – 5mg/lần x 2 lần/ngày, uống trước bữa sáng và bữa trưa khoảng 30 – 45 phút. Sau đó tăng dần liều cho đến khi đạt mức tối đa là 20 – 30mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Viên nén giải phóng kéo dài (Ritalin SR, Metadate ER,…): Khởi đầu với liều 10 – 20mg uống duy nhất 1 lần trong ngày và có thể kéo dài tác dụng trong 8 giờ. Khi trẻ đã đáp ứng tốt với thuốc, có thể tăng liều 10mg/tuần cho tới khi đạt liều tối đa 60mg/ngày, với liều đầu tiên được sử dụng trước bữa ăn sáng.
  • Viên nang phóng thích kéo dài (Metadate CD,…): Bắt đầu với liều 20mg uống một lần duy nhất trước khi ăn sáng và tăng thêm 20mg mỗi tuần cho đến khi đạt liều 60mg/ngày.
  • Thuốc dạng hỗn dịch (Quillivant XR,…): Liều khởi đầu 20mg uống một lần vào buổi sáng, sau đó có thể tăng thêm 10 – 20mg hàng tuần cho đến khi đạt mức 60mg/ngày.
  • Miếng dán thấm qua da (Daytrana,…): Liều lượng được điều chỉnh từng tuần theo thứ tự như sau: 10 mg, 15mg, 20mg, 30mg và yêu cầu giữ miếng dán liên tục trong 9 giờ.

Tác dụng phụ thường gặp của Methylphenidate cần được lưu tâm

Trong giai đoạn đầu sử dụng thuốc Methylphenidate, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, chán ăn, sụt cân.
  • Suy giảm thị lực, chóng mặt, đau nhức đầu.
  • Vã mồ hôi, phát ban nhẹ.
  • Tê, ngứa hoặc cảm giác lạnh ở tay, chân.
  • Hồi hộp, khó ngủ, mất ngủ.

Không phải trẻ nào cũng gặp các tác dụng phụ trên và đa phần đều được cải thiện sau khi cơ thể trẻ đã quen dần với thuốc. Tuy nhiên, cha mẹ cần ngưng sử dụng thuốc và sớm cho trẻ tái khám để được chỉnh liều hoặc đổi thuốc khác phù hợp hơn nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường sau:

  • Phản ứng dị ứng: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
  • Tim đập nhanh hoặc nhịp tim không đều.
  • Sốt, đau họng, đau đầu kèm phát ban đỏ.
  • Xuất hiện ảo giác, có những hành vi bất thường hoặc co giật, kể cả chỉ giật nhẹ cơ bắp.
  • Da dễ bị bầm tím.
  • Huyết áp tăng cao với các biểu hiện: nhức đầu, mờ mắt, ù tai, đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều, co giật,…

Trẻ có thể gặp tác dụng phụ khó ngủ, mất ngủ khi dùng thuốc Methylphenidate

Đối tượng nào không nên dùng thuốc Methylphenidate?

Methylphenidate không được cấp phép sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi, đồng thời những trẻ có mắc kèm một số bệnh lý như tăng nhãn áp, rối loạn tic, hội chứng tourette, rối loạn lo âu,… cũng không nên sử dụng thuốc này.

Để đảm bảo an toàn nhất khi dùng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ nếu trẻ đang điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh, các bệnh về dạ dày, ruột, thực quản,…

Cách sử dụng thuốc Methylphenidate để đạt hiệu quả tối ưu

Methylphenidate sử dụng với liều lượng không hợp lý có thể gây nghiện hoặc thậm chí là tử vong do tác dụng phụ trên tim, vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Bác sĩ sẽ bắt đầu với liều thấp và tăng dần đến liều điều trị, tuy nhiên các bậc phụ huynh cần tuân thủ theo chỉ dẫn, không tự ý thay đổi liều hoặc ngưng thuốc đột ngột.
  • Nên dùng thuốc Methylphenidate vào sáng sớm vì điều này không chỉ giúp phát huy tác dụng cao nhất mà còn ngăn ngừa tác dụng phụ liên quan đến giấc ngủ của thuốc.
  • Với viên uống giải phóng kéo dài, không nên nghiền nát, bẻ vỡ viên hoặc cho trẻ nhai vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
  • Với viên nhai tác dụng nhanh thì cần yêu cầu trẻ nhai kỹ trước khi nuốt và lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bởi một số biệt dược của Methylphenidate phải được uống đúng thời điểm trước ăn 30 phút.
  • Với dạng hỗn dịch hoặc siro, cần đong bằng dụng cụ chia liều có sẵn, không áng chừng để sử dụng và lưu ý lắc kỹ lọ thuốc trước khi dùng.
  • Nếu phải thực hiện bất cứ phẫu thuật nào, hãy trao đổi trước với bác sĩ bởi có thể trẻ sẽ phải ngưng dùng thuốc Methylphenidate một thời gian.

Với thuốc methylphenidate dạng siro cần được đong liều đúng chuẩn

Phải làm gì khi lỡ quên một liều thuốc Methylphenidate

Nếu bạn lỡ quên một liều thuốc, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra, tuy nhiên có thể bỏ qua liều đó nếu đã quá 6 giờ tối. Đồng thời tuyệt đối không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Có thể bạn quan tâm:

Tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không?

Tăng động giảm chú ý nên ăn gì? Dinh dưỡng vàng cho con!

Các bậc phụ huynh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng thuốc Methylphenidate, bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ và ảnh hướng đến quá trình điều trị. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng cũng như tác dụng phụ của thuốc để có thể hỗ trợ trẻ sớm cải thiện chứng bệnh tăng động giảm chú ý.

  Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0988.024.366, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Tác giả: DS. Cao Thủy

 

Ngày đăng: 29/08/2019


Nguồn tham khảo

https://www.drugs.com/methylphenidate.html

 

Bài viết liên quan

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Thuốc Tây Y

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Vốn là một loại thuốc phổ biến trong điều trị tăng huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Guanfacine hiện nay còn…

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Thuốc Tây Y

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Những năm gần đây, bổ sung GABA được xem như một giải pháp thay thế trong điều trị nhiều bệnh lý như rối loạn giấc…

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Thuốc Tây Y

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong điều trị động kinh cục bộ, hội chứng west nhưng thuốc Sabril (Vigabatrin) lại có thể gây…

Viết bình luận

loading
Thuốc Tây Y

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày