Heptamyl (Heptaminol) và những lưu ý trong điều trị hạ huyết áp

Heptamyl (Heptaminol) và những lưu ý trong điều trị hạ huyết áp

Heptamyl với hoạt chất Heptaminol hydrochloride là thuốc được chỉ định khá phổ biến trong điều trị tụt huyết áp. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người bệnh nào cũng có thể sử dụng loại thuốc này, hơn nữa liều lượng và thời gian điều trị cũng khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan đến Heptamyl, giúp bạn dùng thuốc một cách an toàn và hiệu quả hơn.

Heptamyl là thuốc gì?

Heptamyl là thuốc hồi sức tim mạch, có tác dụng kích thích thụ thể giao cảm α1 – andrenergic, từ đó gây co mạch máu ngoại vi và tăng huyết áp nhanh chóng. Do vậy, thuốc thường được chỉ định điều trị trong những trường hợp sau:

  • Hạ huyết áp tư thế, đặc biệt do dùng thuốc hướng thần
  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi tinh thần và thể chất
  • Điều trị hỗ trợ trong suy tim nhẹ đến trung bình, đặc biệt là phù phổi cấp sớm
  • Suy tim do nhiễm độc, nhiễm trùng, bệnh cơ tim
  • Suy giảm tình dục không liên quan đến mất cân bằng hormon
  • Hồi sức ở trẻ sơ sinh

Chống chỉ định của Heptamyl

Những đối tượng sau không được sử dụng Heptamyl:

  • Mẫn cảm với heptaminol và bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Tăng huyết áp
  • Cường tuyến giáp
  • Phù não
  • Động kinh
  • Đang sử dụng thuốc chống trầm cảm nhóm IMAO

Heptamyl là thuốc điều trị hạ huyết áp thường dùng
 Heptamyl là thuốc điều trị hạ huyết áp thường dùng

Tác dụng phụ của Heptamyl

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng Heptamyl, bao gồm:

  • Nôn, buồn nôn
  • Phát ban da, mề đay
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực

Nếu gặp phải những triệu chứng này, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị để được điều chỉnh thuốc phù hợp. Mặc dù rất hiếm nhưng cũng có một số trường hợp quá liều Heptamyl được báo cáo, khi đó cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí, đồng thời theo dõi chỉ số huyết áp và nhịp tim thường xuyên.

Heptamyl có thể tương tác với các thuốc nào?

Một trong những tương tác thuốc nghiêm trọng và hay gặp nhất của Heptamyl là tăng huyết áp kịch phát khi sử dụng đồng thời cùng các thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế monoamine oxidase (IMAO).

Ngoài ra, Heptamyl cũng có thể làm thay đổi hiệu lực và tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm của một số nhóm thuốc khác. Do vậy, để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo trước ý kiến bác sĩ về tất cả các loại thuốc điều trị, thực phẩm chức năng hay sản phẩm thảo dược mà bạn đang dùng trước khi sử dụng thuốc.

Những lưu ý trước và trong quá trình sử dụng Heptamyl

Trước khi bắt đầu điều trị bằng Heptamyl cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn:

  • Thường xuyên phải lái xe, làm việc trên cao hoặc điều khiển máy móc hạng nặng

Không nên dùng Heptamyl khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc Không nên dùng Heptamyl khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc

  • Mang thai hoặc đang con bú vì chưa có dữ liệu cụ thể về ảnh hưởng của heptamyl đến bào thai và bài tiết qua sữa mẹ
  • Đang mắc bất kỳ bệnh lý, vấn đề sức khỏe hoặc rối loạn chức năng nào
  • Có tiền sử dị ứng với thuốc, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản…
  • Là vận động viên thể thao, vì hoạt chất trong thuốc có thể cho kết quả dương tính với các xét nghiệm kiểm tra chất kích thích

Trong quá trình sử dụng thuốc:

  • Tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định, trong trường hợp quên hoặc dùng quá liều, không tự ý bổ sung, giảm liều hay ngưng dùng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ
  • Heptamyl có 2 dạng bào chế là viên nén và dung dịch tiêm. Đối với dạng viên, nên uống nguyên cả viên trong bữa ăn, không được nghiền, bẻ hoặc nhai nhỏ viên thuốc. Đối với dạng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sẽ được thực hiện bởi nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh
  • Heptamyl có thể tương tác với rượu, làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, do vậy cần tránh sử dụng rượu trong thời gian dùng thuốc
  • Bảo quản thuốc trong bao bì kín ở nhiệt độ phòng từ 25 – 35 độ C, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp.

Mặc dù Heptamyl mang lại hiệu quả khá tốt, giúp hồi phục nhanh huyết áp trở về mức bình thường, tuy nhiên thời gian tác dụng ngắn, tình trạng tụt huyết áp sẽ còn tái phát nhiều lần khi căn nguyên gây bệnh chưa được khắc phục. Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết và dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên gặp phải những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng ngất… hãy tới ngay các cơ sở y tế thăm khám để nhận được điều trị phù hợp nhất. Nếu cần thêm bất cứ sự hỗ trợ gì về thuốc hoặc bệnh, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải đáp.

Có thể bạn quan tâm:

Viên uống thảo dược chuyên hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, tụt huyết áp hiệu quả

Bệnh huyết áp thấp là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 0988024366 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Tác giả: DS. Hồ Hà

Ngày đăng: 31/05/2019 | Cập nhật cuối: 05/07/2019

Bài viết liên quan

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Thuốc Tây Y

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Vốn là một loại thuốc phổ biến trong điều trị tăng huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Guanfacine hiện nay còn…

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Thuốc Tây Y

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Những năm gần đây, bổ sung GABA được xem như một giải pháp thay thế trong điều trị nhiều bệnh lý như rối loạn giấc…

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Thuốc Tây Y

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong điều trị động kinh cục bộ, hội chứng west nhưng thuốc Sabril (Vigabatrin) lại có thể gây…

Viết bình luận

loading
Thuốc Tây Y

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày