Xinchaobacsy.com

Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron – Lợi ích và nguy cơ cần biết

Stugeron là thuốc phổ biến trong điều trị triệu chứng của rối loạn tiền đình. Vậy loại thuốc mang lại lợi ích gì và tác dụng phụ ra sao? Trước khi sử dụng thuốc, hãy tìm hiểu kỹ tất cả thông tin về thuốc rối loạn tiền đình Stugeron ngay sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân.  

Tác dụng của thuốc rối loạn tiền đình Stugeron

Stugeron (Cinnarizine) thuộc nhóm thuốc kháng Histamin H1. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự hoạt hóa thụ thể histamin H1 ở tiền đình và hệ thần kinh trung ương, ngăn tiết histamin và acetylcholin, nhờ đó làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng… Ngoài ra, Stugeron còn có tác dụng đối kháng kênh canxi, giãn mạch và tăng cường lưu thông máu.

Chỉ định của Stugeron là gì?

Với những tác dụng trên, bên cạnh chỉ định phổ biến là điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, buồn nôn, ù tai, rung giật nhãn cầu…., Stugeron còn được sử dụng cho những trường hợp sau:

– Chống say tàu xe, phòng ngừa chứng đau nửa đầu.

– Rối loạn tuần hoàn máu não gây triệu chứng hoa mắt, choáng váng, đau đầu, ù tai, dễ kích thích, suy giảm trí nhớ, mất tập trung…

– Rối loạn tuần hoàn ngoại vi như hội chứng Raynaud; xanh tím, tê lạnh đầu chi; loét do loạn dinh dưỡng, giãn tĩnh mạch; chuột rút về đêm; đi khập khiễng cách hồi…

Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron giúp cải thiện triệu chứng chóng mặt, ù tai

Những ai không sử dụng được Stugeron?

Thuốc Stugeron chống chỉ định với người mắc rối loạn chuyển hóa porphyrin (bệnh di truyền hiếm gặp liên quan đến rối loạn sinh tổng hợp nhân heme của hồng cầu), người có tiền sử dị ứng với Cinnarizine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc Stugeron.

Bên cạnh đó, những đối tượng dưới đây cần thận trọng khi sử dụng thuốc:

– Người bị suy gan, suy thận cần phải điều chỉnh lại liều dùng.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú vì chưa có dữ liệu chứng minh tính an toàn của thuốc trên đối tượng này.

– Người cao tuổi: Stugeron có thể tăng nguy cơ rối loạn ngoại tháp cho người già.

– Người bệnh Parkinson: Stugeron có thể làm tăng thêm triệu chứng bệnh Parkinson nên chỉ dùng thuốc khi lợi ích vượt nguy cơ.

Tác dụng phụ của thuốc Stugeron

Trong thời gian đầu sử dụng Stugeron, người bệnh có thể thấy buồn ngủ, tăng cân, rối loạn tiêu hóa, tình trạng này có thể kết thúc sau vài ngày. Ngoài ra, Stugeron còn gây ra các tác dụng phụ sau:

Đổ mồ hôi nhiều bất thường

– Nhìn mờ, viêm giác mạc

– Đau đầu

– Triệu chứng ngoại tháp như run cơ, cứng cơ, rối loạn trương lực cơ, vận động chậm chạp, khó nói, cảm giác bồn chồn, đứng ngồi không yên…

– Vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, nôn, đau bụng trên, khô miệng

– Phản ứng mẫn cảm với thuốc như phát ban, mẩn ngứa, sưng họng…

Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron gây an thần, buồn ngủ nhẹ

Tương tác thuốc đáng lưu ý của Stugeron

Để tránh xảy ra tương tác bất lợi, người bệnh nên thông báo với bác sỹ về tất cả các thuốc đang dùng trước khi bắt đầu sử dụng Stugeron, đặc biệt là những thuốc sau:

– Thuốc chống trầm cảm ba vòng

– Thuốc kháng cholinergic

– Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương.

– Thuốc giãn mạch, thuốc điều trị huyết áp cao

Liều của Stugeron cho người bệnh rối loạn tiền đình

Người bệnh rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn máu não sử dụng liều 1 – 2 viên 25mg/lần x 3 lần/ngày, nên uống sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày. Nếu dùng để chống say tàu xe nên uống 1 viên 25mg trước khi lên tàu xe 30 phút, sau đó cách 6 tiếng uống liều tiếp theo nếu cần thiết.

Trẻ em 5 – 12 tuổi dùng một nửa liều của người lớn. Tuy nhiên, đây chỉ là liều lượng tham khảo, liều lượng cụ thể cần tuân theo chỉ định của bác sỹ để phù hợp với tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc rối loạn tiền định Stugeron

– Hạn chế điều khiển xe cộ, máy móc, làm việc trên cao trong thời gian dùng Stugeron vì thuốc gây an thần, buồn ngủ nhẹ.

– Tránh sử dụng Stugeron cùng thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế thần kinh, rượu, bia bởi những chất này có thể làm tăng tác dụng an thần của Stugeron.

– Dấu hiệu của quá liều Stugeron bao gồm: buồn ngủ, thay đổi ý thức, tụt huyết áp, choáng váng, nôn mửa, dấu hiệu ngoại tháp (run, khó vận động cơ, suy nghĩ chậm chạp…), hôn mê. Trong trường hợp quá liều, nếu có các biểu hiện này, cần khẩn trương đến bệnh viện ngay.

– Nếu quên liều nên bổ sung ngay khi nhớ ra hoặc bỏ qua nếu đã gần kề với thời điểm uống liều kế tiếp. Không uống gấp đôi liều được chỉ định.

Mặc dù thuốc rối loạn tiền đình Stugeron giúp cải thiện nhanh các triệu chứng, tuy nhiên tác dụng này thường chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Do vậy, để đạt kết quả tốt nhất, việc kết hợp sử dụng cùng những sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện chức năng tiền đình, chẳng hạn như viên uống Hồng Mạch Khang là rất cần thiết. Đây chính là phác đồ điều trị rối loạn tiền đình tối ưu được các chuyên gia khuyên áp dụng hiện nay.

Ngòa ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng rất quan trọng trong điều trị bệnh. Người bệnh rối loạn tiền đình nên lưu ý: ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng tinh thần, hạn chế cà phê, rượu bia và chất kích thích…

Nếu cần được hướng dẫn chi tiết hơn về phương pháp điều trị rối loạn tiền đình không dùng thuốc, bạn hãy liên hệ qua điện thoại/zalo: 0988.024.366, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Hồng Mạch Khang – Viên uống thảo dược hỗ trợ cho người bị rối loạn tiền đình 

Rối loạn tiền đình uống thuốc gì? – Hướng dẫn điều trị

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà