Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền nhiều bài thuốc hay trị mỡ máu bằng những thảo dược thân thuộc và dễ kiếm, trong đó phải kể đến bài thuốc giảm mỡ máu bằng lá sen. Vậy thực hư về tác dụng của bài thuốc này như thế nào? Hãy cùng khám phá ngay tại bài viết dưới đây!
Tóm tắt bài viết
Lá sen giúp làm giảm mỡ máu bằng cách nào?
Theo quan niệm Đông y, lá sen là vị thuốc có vị đắng, tính bình. Nhờ công dụng thanh nhiệt, bình can, lá sen giúp làm giảm mỡ máu hiệu quả.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, lá sen chứa các nhóm chất có khả năng cải thiện chỉ số mỡ máu theo nhiều cơ chế khác nhau. Điển hình là hoạt chất nuciferin giúp làm giảm hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa và tăng phân giải chất béo, từ đó giúp làm giảm nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu. Ngoài ra, các catechin trong lá sen còn được chứng minh là có thể làm giảm sự biểu hiện của gen tổng hợp lipid và tăng sự biểu hiện của gen phân hủy lipid trong cơ thể.
Với những công dụng này, lá sen đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa mỡ máu cao và bệnh tim mạch. Bởi mỡ máu cao chính là yếu tố nguy cơ góp phần làm phát triển nhiều bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch cảnh… Mặt khác, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thuần – Nguyên Phó Giám đốc Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam thì lá sen còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho người bệnh tim như hạ huyết áp, ổn định nhịp tim, an thần, giảm đau…
Lá sen giúp hỗ trợ giảm mỡ máu và điều trị bệnh tim mạch
Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng lá sen
Mặc dù là thảo dược khá lành tính nhưng nếu sử dụng lá sen không đúng cách, bạn cũng có thể gặp phải tác dụng không mong muốn. Những người thuộc thể hàn không nên giảm mỡ máu bằng lá sen vì có thể gặp phải tác dụng phụ như tiểu nhiều lần, lạnh tay chân, tiêu chảy… do công dụng thanh nhiệt của lá sen gây ra. Ngoài ra, những người có cơ địa nhạy cảm với lá sen khi dùng còn có thể xuất hiện các triệu chứng như tê môi, miệng, chậm nhịp tim, tụt huyết áp… Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không thích hợp sử dụng loại lá này.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý đến liều lượng và thời gian sử dụng lá sen để giảm mỡ máu. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên dùng theo đợt kéo dài từ 15 – 20 ngày, nghỉ 10 ngày rồi mới tiếp tục dùng, không sử dụng quá 3 đợt/năm.
Bài thuốc dân gian để giảm mỡ máu bằng lá sen
Bạn có thể dùng trực tiếp lá sen dưới dạng tươi hoặc phơi khô đều cho hiệu quả tương đương nhau. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu chỉ sử dụng lá sen thì hiệu quả giảm mỡ máu sẽ không cao bằng việc kết hợp lá sen cùng những vị thảo dược khác. Chính sự gia giảm các thành phần đã tạo ra rất nhiều bài thuốc giảm mỡ máu bằng lá sen được lưu truyền trong dân gian. Dưới đây là 4 bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất:
Bài thuốc số 1
Bài thuốc giảm mỡ máu bằng lá sen đơn giản nhất là bạn chỉ cần dùng 30g lá sen tươi, thái nhỏ và hãm với nước sôi trong 15 phút rồi gạn lấy nước uống. Để phát huy tác dụng hạ mỡ máu tốt nhất, bạn nên uống nước lá sen trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
Giảm mỡ máu bằng lá sen khô
Bài thuốc số 2
Bạn cần chuẩn bị 660g lá sen khô, 10g sơn tra (táo mèo), 10g sinh ý mễ, 15g hoa sinh diệp, 15g trần bì (vỏ quất) và tán tất cả nguyên liệu thành bột. Khi sử dụng bạn hãy hãm bột này với nước sôi và gạn lấy nước uống như trà hằng ngày.
Bài thuốc số 3
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 3g lá sen khô và 6g quyết tử minh đem tán nhỏ thành bột. Khi sử dụng cũng dùng bột dược liệu này hãm với nước sôi để uống tương tự như bài thuốc 2.
Bài thuốc số 4
Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 30g lá sen tươi và 100g gạo. Đầu tiên, bạn hãy đun lá sen tươi với nước. Sau đó gạn bỏ lá và sử dụng nước lá sen này để nấu 100g gạo thành cháo. Khi ăn có thể bổ sung thêm đường phèn với liều lượng tùy khẩu vị.
Giảm mỡ máu bằng lá sen là cách chữa dân gian khá đơn giản và rất dễ áp dụng. Tuy nhiên bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những viên uống chứa thành phần thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu đã được nghiên cứu và định liều chính xác, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Vương Tâm Thống và những lợi ích thiết thực cho người bệnh tim mạch
Mỡ máu cao nên ăn gì? – Chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch
Ngày đăng: 10/12/2020