Tự kỷ tăng động – Bí quyết nhận biết tránh nhầm lẫn!

Tự kỷ tăng động – Bí quyết nhận biết tránh nhầm lẫn!

Trẻ khó tập trung chú ý, không thể kiên nhẫn để hoàn thành một công việc?

Trẻ luôn ngọ nguậy, không thể ngồi yên tĩnh dù là trong bữa ăn?

Trẻ hay cáu gắt nhưng đôi khi lại quá trầm tư khiến cha mẹ băn khoăn không biết liệu đây có phải là rối loạn tự kỷ tăng động không và làm thế nào phân biệt tránh nhầm lẫn? Bài viết dưới đây là những thông tin hữu ích cho bạn.

Tự kỷ tăng động – Hai khái niệm bạn nên hiểu rõ

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là rối loạn phát triển đặc trưng bởi hành vi hiếu động, bốc đồng thái quá và giảm tập trung ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt của trẻ. Bệnh tăng động phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 11 tuổi.

Tự kỷ (ASD) là một rối loạn phát triển thần kinh phức tạp gây nên sự khiếm khuyết về trí tuệ ảnh hưởng đến khả năng tư duy ngôn ngữ, hành vi ứng xử và giao tiếp xã hội.

Tự kỷ tăng động là hai rối loạn phổ biến ở trẻ

Điểm tương đồng giữa tự kỷ và tăng động giảm chú ý

Mặc dù là hai rối loạn khác nhau nhưng tự kỷ và tăng động vẫn có những điểm giống nhau có thể gây nhầm lẫn như sau:

  • Về khả năng tập trung: Trẻ thường lơ đễnh khó tập trung trong nhiều hoạt động như nghe giảng, làm bài tập… nhưng có thể lại rất chăm chú vào những thứ mình thích mà bỏ mặc xung quanh như xem phim, chơi điện tử…
  • Về hành vi hiếu động: Trẻ tăng động và tự kỷ dạng hiếu động đều thể hiện sự bốc đồng ở những thời điểm nhất định, hay ngọ nguậy chân tay, nói nhiều nhưng không đúng chủ đề…
  • Về khả năng kiểm soát hành vi: trẻ khó kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình, dẫn đến các hành động bồng bột gây nguy hiểm cho bản thân và người khác
  • Rối loạn cảm giác: trẻ không biết cách phản ứng đúng với kích thích từ các giác quan như cảm giác đau đớn, âm thanh quá mức, mùi vị khó chịu… Trẻ có thể bị ngã đau, chảy máu mà không kêu than nhưng đôi khi lại phản ứng thái quá với những âm thanh rất bình thường như tiếng còi xe, tiếng quạt gió… Biểu hiện này gặp phổ biến ở trẻ tự kỷ tăng động nhưng với mức độ khác nhau
  • Về giao tiếp xã hội: trẻ tăng động và tự kỷ đều gặp vấn đề về giao tiếp xã hội và tạo dựng các mối quan hệ, khó khăn trong việc giao lưu và kết bạn

Trẻ tự kỷ tăng động gặp nhiều khó khăn tron giao tiếp xã hội

Phân biệt hai hội chứng tự kỷ tăng động

Để nhận biết đúng hai chứng bệnh này cần quan sát biểu hiện của trẻ theo thời gian và ở các môi trường khác nhau dựa trên các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí Tăng động Tự kỷ
Dễ chán nản, luôn có xu hướng bắt đầu một công việc mới trước khi hoàn thành nhiệm vụ hiện tại x
Tập trung rất kém, dễ bị phân tâm, dường như không tập trung vào một việc bất kỳ nếu không có sự nhắc nhở x
Không có tương tác hoặc hạn chế nhiều các tương tác với môi trường bên ngoài x
Tập trung quá mức vào một sự việc mà không chú ý với mọi thứ xung quanh x
Bồng bột trong lời nói, nói không đúng chủ đề, chen ngang lời người khác x
Hiếu động thái quá, di chuyển liên tục như “động cơ” x
Tâm lý nóng nảy, hay cáu giận vô cớ, phản ứng thái quá với các kích thích x
Khó tiếp nhận sự nhắc nhở, góp ý, không lắng nghe ý kiến của người khác x
Lặp đi lặp lại với một số hành động nhất định và không muốn thay đổi dù là tốt hay xấu x
Lảng tránh trong giao tiếp, thường không nhìn thẳng vào mắt người đối diện, luôn muốn thu mình vào thế giới riêng x
Một số cột mốc phát triển bị trì hoãn như chậm nói, chậm bò, chậm đi,… x
Giao tiếp xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lòng tự trọng thường dễ bị tổn thương x

Theo thống kê, có đến 14% trẻ tăng động có biểu hiện kết hợp với bệnh tự kỷ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và việc điều trị cũng phức tạp gấp đôi.

Làm gì khi trẻ bị tự kỷ tăng động?

Khi trẻ có biểu hiện của tự kỷ tăng động, điều đầu tiên cần làm là thăm khám kỹ lưỡng từ các chuyên gia tâm lý bệnh để có hướng can thiệp đúng. Với một số trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định cho trẻ một số loại thuốc và theo dõi đáp ứng với thuốc để có những điều chỉnh thích hợp.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, chỉ khi các biểu hiện bệnh tự kỷ tăng động của trẻ nghiêm trọng, gây nhiều ảnh hưởng lớn đến học tập và sinh hoạt của trẻ mới nên cân nhắc cho trẻ sử dụng thuốc tây. Bởi thực tế, bên cạnh lợi ích thì cũng có thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn nếu dùng kéo dài. Phương pháp ưu tiên vẫn là liệu pháp giáo dục hành vi phù hợp với từng đối tượng và kết hợp sử dụng một số sản phầm thảo dược an toàn để tăng hiệu quả điều trị.

Bạn có thể quan tâm:

Cốm Egaruta giải pháp cho trẻ tăng động, tự kỷ tăng động

Cập nhật các phương pháp điều trị bệnh tăng động giảm chú ý hiệu quả hiện nay

 Nếu bạn thấy con có những biểu hiện sớm của chứng bệnh tăng động, tự kỷ, hãy đừng chủ quan. Và để cập nhật những thông tin hữu ích nhất và giải pháp điều trị hiệu quả, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366 để được tư vấn chi tiết.

Ngày đăng: 24/06/2019 | Cập nhật cuối: 10/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.additudemag.com/autism-vs-adhd-symptoms-in-children/https://www.healthcentral.com/article/is-it-adhd-or-an-autism-spectrum-disorderhttps://www.healthline.com/health/adhd/autism-and-adhd#research

Bài viết liên quan

Tự kỷ tăng động – Bí quyết nhận biết tránh nhầm lẫn!

Tự kỷ

Tự kỷ tăng động – Bí quyết nhận biết tránh nhầm lẫn!

Trẻ khó tập trung chú ý, không thể kiên nhẫn để hoàn thành một công việc? Trẻ luôn ngọ nguậy, không thể ngồi yên tĩnh…

Viết bình luận

loading
Tự kỷ

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày