Khi nhắc đến tăng động giảm chú ý nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng đó là những đứa trẻ rất hiếu động, bốc đồng, thường xuyên chạy nhảy lèo trẻo, khó có thể ngồi yên một chỗ, kèm theo sự kém tập trung, chú ý, học hành “chểnh mảng”. Thế nhưng có một dạng tăng động trẻ chỉ thể hiện rõ sự thiếu tập trung, giảm chú ý, dễ bị phân tâm mà không hề nghịch ngợm, hiếu động. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau.
Tóm tắt bài viết
- 1 Trẻ chỉ thiếu tập trung nhưng đó lại là một dạng của chứng tăng động
- 2 Phân biệt trẻ tăng động giảm chú ý và thiếu tập trung đơn thuần
- 3 Trẻ thiếu tập trung khi nào được chẩn đoán là tăng động giảm chú ý?
- 4 Trẻ chỉ thiếu tập trung chưa đi khám dùng cốm Egaruta được không?
- 5 Lời khuyên của chuyên gia giúp trẻ nâng cao sự tập trung chú ý
Trẻ chỉ thiếu tập trung nhưng đó lại là một dạng của chứng tăng động
Trẻ tăng động giảm chú ý không phải lúc nào cũng nghịch ngợm, hiếu động, ngọ nguậy chân tay liên tục. Trên thực tế, tăng động giảm chú ý được chia thành 3 dạng bao gồm:
– Dạng 1: Trẻ chỉ hiếu động, nghịch ngợm thái quá nhưng vẫn tập trung chú ý, có thể xuất hiện ở cả bé trai và gái.
– Dạng 2: Trẻ thể hiện rõ biểu hiện thiếu tập trung, giảm chú ý nhưng không quá hiếu động, chủ yếu xuất hiện ở bé gái.
– Dạng 3: Trẻ kết hợp cả sự hiếu động và giảm chú ý. Đây là dạng phổ biến nhất.
Bởi vậy, kể cả khi trẻ chỉ thiếu tập trung mà không hiếu động, nhưng nếu biểu hiện này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, kết quả học tập của trẻ thì vẫn có thể chẩn đoán là tăng động giảm chú ý.
Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả những trẻ thiếu tập trung đều là bệnh. Quan trọng nhất là phụ huynh cần theo dõi từng biểu hiện của trẻ và đưa con đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp thích hợp.
Phân biệt trẻ tăng động giảm chú ý và thiếu tập trung đơn thuần
Hầu hết trẻ đều có những giai đoạn kém tập trung do tác động từ yếu tố bên ngoài mà không phải là bệnh và tình trạng này rất dễ bị nhầm lẫn với chứng tăng động giảm chú ý. Để phân định trẻ tăng động giảm chú ý hay thiếu tập trung đơn thuần, cha mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây:
Thiếu tập trung ở trẻ tăng động giảm chú ý | Thiếu tập trung đơn thuần |
– Trẻ khó có thể tiếp nhận những lời nhắc nhở, hướng dẫn từ người khác.
– Trẻ tốn nhiều thời gian hơn để cải thiện sự tập trung và luôn cần được quan tâm, nhắc nhở thường xuyên, liên tục. |
– Trẻ không chạy nhảy nhiều nhưng khi ngồi học hay mất tập trung, dễ bị phân tâm khiến kết quả học tập kém.
– Khi được nhắc nhở, trẻ dễ dàng tiếp nhận và nhanh chóng tập trung trở lại. |
Phân biệt trẻ thiếu tập trung đơn thuần và thiếu tập trung do tăng động giảm chú ý
Trẻ thiếu tập trung khi nào được chẩn đoán là tăng động giảm chú ý?
Sự thiếu tập trung ở trẻ được chẩn đoán là tăng động giảm chú ý khi biểu hiện này kéo dài trên 6 tháng, xuất hiện ở ít nhất 2 môi trường khác nhau (ví dụ ở nhà, ở trường), đồng thời đủ 6 trong 9 biểu hiện sau:
– Khó tập trung vào bất cứ việc gì trong thời gian dài và dễ bị phân tâm bởi các tác động từ bên ngoài.
– Không chú ý tới chi tiết nhỏ và dễ mắc sai lầm vì thiếu cẩn thận.
– Không chú ý lắng nghe khi giao tiếp với người khác, kể cả người lớn.
– Không tuân thủ các quy tắc, quy định, hướng dẫn chung và không hoàn thành bài tập hoặc nhiệm vụ được giao.
– Gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động mang tính tổ chức và yêu cầu tinh thần đồng đội.
– Không hứng thú và tìm mọi lý do để tránh những nhiệm vụ đòi hỏi tư duy logic hoặc phải kiên trì, nỗ lực.
– Khả năng thích nghi kém, kể cả những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt như món ăn mới, thức dậy sớm hơn một chút,…
– Hay làm mất đồ dùng học tập, đồ vật cá nhân,…
– Trí nhớ kém, hay quên kể cả những hoạt động sinh hoạt thường ngày,…
Trẻ chỉ thiếu tập trung chưa đi khám dùng cốm Egaruta được không?
Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó tác động toàn diện giúp cải thiện khả năng tập trung và giảm bớt biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm ở trẻ. Trước khi tới tay người tiêu dùng, cốm Egaruta đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần, hàm lượng để mang lại hiệu quả tối ưu và vẫn đảm bảo an toàn, không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho trẻ.
Bởi vậy, kể cả khi trẻ chỉ thiếu tập tập trung, nhưng biểu hiện này đã ảnh hưởng đến việc học tập, cuộc sống của trẻ, phụ huynh hoàn toàn có thể cho trẻ sử dụng cốm Egaruta như một sản phẩm bổ trợ giúp cải thiện sự tập trung, tư duy và ghi nhớ.
Từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng. Không chỉ vậy, sản phẩm cũng được đông đảo phụ huynh đón nhận, tin tưởng lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cực. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị tại video sau:
Cốm Egaruta – Giải pháp hàng đầu cho trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém
Cốm Egaruta – Giải pháp giúp tăng cường sự tập trung chú ý, giảm biểu hiện hiếu động
Lời khuyên của chuyên gia giúp trẻ nâng cao sự tập trung chú ý
Bên cạnh việc sử dụng cốm thảo dược Egaruta mỗi ngày, để cải thiện khả năng tập trung của trẻ, bạn nên:
Thay đổi lối sống khoa học
– Thiết lập một kế hoạch công việc thật chi tiết, trong đó có mốc thời gian cho từng nhiệm vụ hàng ngày và yêu cầu trẻ thực hiện theo.
– Khen ngợi và tặng thưởng mỗi khi trẻ hoàn thành tốt một nhiệm vụ nào đó, đồng thời đưa ra hình phạt thích đáng áp dụng ngay khi trẻ bị phân tâm.
– Khuyến khích trẻ các trò chơi đòi hỏi sự tập trung như ghép tranh, chơi lego, rubic,…
– Chia nhỏ các nhiệm vụ lớn và cài đặt thời gian hoàn thành mỗi nhiệm vụ khoảng 15 – 30 phút để giúp trẻ tập trung hơn.
– Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và cải thiện sự tập trung tốt hơn.
– Hạn chế trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, ipad,…
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh
– Tăng cường thực phẩm giàu protein như thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản,… và bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày.
– Chú trọng bổ sung omega 3 cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt óc chó, dầu oliu,… để tăng cường sự tập trung cho trẻ.
– Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…
Sự thiếu tập trung là rào cản khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy, ngay khi thấy trẻ có biểu hiện giảm chú ý, sao nhãng, phân tâm, cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp thích hợp.