Có đến 184.000.000 kết quả trả về khi gõ tìm kiếm cụm từ “Tăng động là gì” trên hệ thống Google. Con số này cho thấy mối quan tâm rất lớn của cộng đồng khi tỷ lệ trẻ bị tăng động giảm chú ý đang ngày một gia tăng. Bởi vậy, thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn tự trang bị những thông tin hữu ích nhất liên quan đến bệnh, từ đó có biện pháp can thiệp điều trị đúng cách cho con em mình.
Tóm tắt bài viết
Tăng động là gì?
Tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder – ADHD) là một rối loạn phát triển của trẻ đặc trưng bởi các biểu hiện hiếu động thái quá, giảm khả năng tập trung chú ý và hành vi bốc đồng. Bệnh tăng động thường phổ biến hơn ở các bé trai trong độ tuổi từ 3 – 17 tuổi với những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và học tập của trẻ.
“Điểm danh” nguyên nhân bệnh tăng động
“Tăng động là gì, nguyên nhân do đâu?” là thắc mắc chung của không ít người. Dù chưa có khẳng định chắc chắn nhưng một số yếu tố sau được cho là có liên quan đến chứng bệnh này:
- Yếu tố di truyền: tỷ lệ mắc bệnh tăng động cao hơn khi có cha mẹ hay anh chị em ruột từng bị tăng động
- Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh: nồng độ các chất dẫn truyền ức chế giảm trong khi các chất kích thích tăng cao hơn bình thường
- Bất thường cấu trúc não bộ hoặc tổn thương thần kinh: do bẩm sinh hoặc các chấn thương ở các vùng não bộ trực tiếp chi phối sự tập trung chú ý và cảm xúc trong cơ thể
- Dinh dưỡng kém, các bệnh nhiễm trùng, lạm dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá) trong thời kỳ mang thai
- Nhiễm độc chì
- Trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân
Bệnh tăng động giảm chú ý do rất nhiều nguyên nhân
Biểu hiện của bệnh tăng động
Nhận biết tăng động giảm chú ý ở trẻ em
Mặc dù biết tăng động là gì nhưng đôi khi phụ huynh vẫn thường bối rối trước các biểu hiện bệnh. Các triệu chứng của bệnh tăng động ở trẻ thường chia thành ba nhóm chính như sau:
Các dấu hiệu bệnh tăng động ở người lớn
Những hành vi hiếu động và bốc đồng của bệnh thường “tinh tế” hơn ở người trưởng thành, chủ yếu là một số đặc điểm sau đây:
- Rất hay quên, không hứng thú và dễ nhàm chán trong công việc
- Khả năng tổ chức sắp xếp công việc kém, thường xuyên trễ hẹn và chậm tiến độ công việc do không tập trung chú ý
- Tính cách thất thường, dễ cảm thấy thất vọng ảnh hưởng lòng tự trọng bởi những tác động rất nhỏ
- Khó kiểm soát lời nói nên thường xảy ra xung đột trong các cuộc tranh luận, khó diễn đạt lưu loát ý kiến cá nhân
- Dễ bị sa đà và lạm dụng các chất gây nghiện, chất kích thích
Nếu bạn còn phân vân bệnh tăng động là gì cũng như loay hoay tìm cách khắc phục bệnh tăng động giảm chú ý, bạn hãy gọi cho chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
Cách điều trị bệnh tăng động giảm chú ý
Giáo dục hành vi cho trẻ tăng động là giải pháp ưu tiên số 1
Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, liệu pháp giáo dục hành vi luôn được ưu tiên hàng đầu, cha mẹ nên lưu ý các nguyên tắc sau:
- Luôn duy trì phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc nuôi dạy trẻ tăng động
- Cân đối thời gian học tập và nghỉ ngơi của trẻ một cách hợp lý
- Giữ thái độ nhẹ nhàng, kiên trì, dành nhiều thời gian trò chuyện và chia sẻ cùng trẻ
- Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian bằng một thời gian biểu chi tiết. Nên chia nhỏ những công việc phức tạp thành những giai đoạn nhỏ. Bạn nên cụ thể đến giờ giấc của từng hoạt động như thời gian các bữa ăn, thời gian tự học và giờ đi ngủ…
- Nhẹ nhàng góp ý với các lỗi sai để trẻ nhận ra hậu quả và tránh lặp lại những lần sau
- Tán dương, khen thưởng đúng cách khi trẻ cố gắng làm tốt một công việc nào đó
- Luôn có lòng tin rằng trẻ sẽ thật sự tiến bộ khi được sự quan tâm của gia đình và nhà trường
- Tạo điều kiện để trẻ phát huy những lợi thế của bản thân trong các hoạt động như nghệ thuật, thể thao…
Trẻ tăng động giảm chú ý được hỗ trợ của gia đình và nhà trường
Bí quyết giúp người lớn cải thiện sự tập trung, giảm bốc đồng
Với những trường hợp này, cần hạn chế tối đa sự phân tâm dựa trên những lời khuyên sau:
- Tự rèn luyện kỹ năng quản lý công việc bằng thời gian biểu cá nhân và sử dụng công cụ hỗ trợ nhắc nhở như điện thoại hẹn giờ hay giấy note…
- Làm việc ở một nơi yên tĩnh, tránh xa các yếu tố gây phiền nhiễu
- Cân nhắc kỹ trước khi hành động, luôn có sự kiểm tra lại trước khi đưa ra quyết định
- Định mức thời gian, ưu tiên mức độ quan trọng của các công việc để không tốn thời gian vào những việc không cần thiết.
- Rèn kỹ năng quản lý cảm xúc và đối phó với căng thẳng trong công việc việc, cuộc sống
Điều trị bệnh tăng động giảm chú ý bằng thuốc tây
Việc sử dụng thuốc tây điều trị bệnh tăng động có thể tiềm ẩn tác dụng phụ, thường chỉ nên dùng cho người lớn và trẻ tăng động từ 6 tuổi trở lên. Hiện nay, có ba nhóm thuốc chính được áp dụng là: nhóm thuốc kích thích (Methylphenidate, Dexedrine, Amphetamine, Dextroamphetamine…), nhóm thuốc không kích thích (Atomoxetine, Guanfacine…) và nhóm thuốc chống trầm cảm
Lợi ích của các thảo dược tự nhiên trong điều trị bệnh tăng động giảm chú ý
Để điều trị bệnh tăng động giảm chú ý, việc kết hợp sử dụng các thảo dược như Câu đằng và An tức hương được coi là giải pháp an toàn, lành tính khi sử dụng. Nhờ tác dụng trấn an tinh thần, ổn định hoạt động thần kinh, những thảo dược này có thể hỗ trợ cải thiện khả năng tập trung chú ý, giảm bớt các hành vi thái quá cũng như các cảm xúc khó kiểm soát trong bệnh tăng động.
Hiện nay, hai thảo dược này được kết hợp cùng một số dưỡng chất như GABA (acid gamma – aminobutyric), Taurin, Magie… trong các chế phẩm tiện dụng như thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ điều trị. Rất nhiều phụ huynh khi biết đến sản phẩm này đã kiên trì cho con dùng và vui mừng khi thấy có cải thiện tốt. Bạn hãy lắng nghe chia sẻ của chị Hà (tổ 11, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) qua đoạn băng dưới đây:
Chia sẻ của chị Hà (Điện Biên)
Lưu ý: Đáp ứng sản phẩm nhanh hay chậm có thể thay đổi tùy cơ địa của mỗi người.
Đọc đến đây chắc chắn bạn đã hiểu rõ tăng động là gì và biết cách điều trị phù hợp nhất. Hơn nữa, một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ cũng rất quan trọng để sớm cải thiện chứng bệnh này.
Bạn có thể quan tâm:
Điều trị và nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý – Sẽ không khó nếu trị đúng cách
Tăng động giảm chú ý nên ăn gì? Dinh dưỡng “ vàng” cho trẻ tăng động
Cốm Egaruta giải pháp cho bệnh tăng động ở nhiều đối tượng