Mẹo giải quyết xung đột giữa trẻ tăng động và người thân trong nhà!

Mẹo giải quyết xung đột giữa trẻ tăng động và người thân trong nhà!

Trong cuộc sống, những xung đột, bất hòa giữa anh, chị, em hay người thân trong gia đình là một chuyện rất đỗi bình thường. Nhưng điều này sẽ trở nên nghiệm trọng và khó giải quyết hơn ở những gia đình có trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. Nguyên nhân là do đâu? Và liệu có cách nào để khắc phục những xung đột này? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau!

Tại sao trẻ tăng động thường bất hòa với mọi người trong gia đình?

Trẻ tăng động giảm chú ý tính tình thường nóng nảy, khó kiểm soát cảm xúc, dễ tức giận, la hét, cáu gắt vô cớ, kèm theo đó là sự nghịch ngợm, bốc đồng, hành xử thiếu suy nghĩ. Không chỉ vậy, trẻ cũng thường xuyên quậy phá, làm phiền, chọc tức những người thân trong gia đình.

Do đó, mối quan hệ giữa trẻ với mọi người thường không mấy tốt đẹp và dễ nảy sinh mẫu thuẫn, nhất là với anh, chị, em của mình. Ngoài ra, cách ứng xử của những người thân trong gia đình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy, cha mẹ và mọi người trong nhà nên dành thời gian quan tâm, thể hiện sự yêu thương, trân trọng và thấu hiểu với trẻ tăng động giảm chú ý thì mọi mâu thuẫn cũng sẽ được giải quyết một cách đơn giản.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường bất hòa, xung đột với người thân trong gia đình

Làm sao để giải quyết những xung đột giữa trẻ tăng động và người thân?

Bình tĩnh lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của con

Chắc hẳn, nhiều cha mẹ khi gặp xung đột, tranh cãi với trẻ tăng động sẽ rất khó giữ bình tĩnh mà thường áp đặt và yêu cầu con phải làm theo ý mình. Trên thực tế, việc làm này không mang lại lợi ích gì mà chỉ khiến trẻ càng trở nên bốc đồng, chống đối hơn. Lúc này, cha mẹ nên bình tĩnh lắng nghe để thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của trẻ, từ đó xác định nguyên nhân gây mâu thuẫn và đưa ra lời khuyên hữu ích giúp con giải quyết mọi khúc mắc trong lòng.

Ví dụ: Nếu con tranh cãi với bạn chỉ vì không thích ăn rau, thì tốt nhất bạn không nên ép buộc con. Bạn cần hỏi lý do tại sao con không thích, vì mùi vị hay cách chế biến của bạn? Sau đó điều chỉnh cho phù hợp với con. Đồng thời bạn nên giải thích cho con hiểu rằng rau chứa nhiều vitamin, bởi vậy trẻ cần ăn nhiều để tăng cường sức khỏe.

Khuyến khích con tự đưa ra giải pháp

Không chỉ hướng dẫn trẻ cách giải quyết những mẫu thuẫn, xung đột của mình, cha mẹ cần khuyến khích con tự đưa ra giải pháp. Điều này giúp con cảm thấy bản thân được tôn trọng, từ đó cũng hiểu được rằng mọi vấn đề trong cuộc sống đều có cách giải quyết.

Ví dụ: Khi con không thích ăn rau, ngoài việc trao đổi với con rằng việc ăn rau xanh là rất quan trọng, bạn nên hỏi ý kiến con cách chế biến để con thích ăn rau hơn, ví dụ như xào rau với thịt,….

Công bằng giữa các thành viên trong gia đình

Khi giải quyết những bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, cha mẹ cần luôn công tâm, bình đẳng. Trước tiên phải hiểu rõ lý do gây tranh cãi, sau đó đưa ra những ý kiến đánh giá đúng – sai và yêu cầu từng thành viên phải suy nghĩ về hành động của mình, sau đó nhận lỗi nếu hành vi của mình là không đúng. Kể cả khi người sai là cha mẹ, thì cũng cần giải thích rõ ràng và xin lỗi các con. Điều này giúp trẻ hiểu rằng bất cứ ai cũng không hoàn hảo, phải dũng cảm chấp nhận để sửa chữa, ngoài ra cũng cần rộng lượng tha thứ và bao dung cho nhau.

Ví dụ: Sau khi có thêm em, nhiều trẻ tăng động sẽ cảm thấy như bản thân bị “bỏ rơi” và thể hiện thái độ tị nạnh với em mình. Lúc này cha mẹ cần giải thích rằng mình luôn yêu thương cả hai như nhau. Do hiện tại em còn nhỏ nên dành nhiều thời gian bên em hơn chứ không phải vì cha mẹ không quan tâm tới con.

Trở thành “cầu nối” giữa trẻ tăng động và mọi người trong gia đình

Rất khó để trẻ tăng động giảm chú ý có thể giao tiếp, hòa nhập với mọi người vì vốn dĩ con đã có nhiều sự khác biệt về tính cách, suy nghĩ. Và càng khó hơn cho những người anh, chị, em của trẻ hoặc người thân trong gia đình để có thể chăm sóc, bảo vệ và cảm thông cho trẻ tăng động. Bởi vậy, cha mẹ cần là người “kết nối” giữa trẻ tăng động và mọi người, giải thích, hướng dẫn cách để dễ dàng thấu hiểu những hành vi gây hấn, xung đột mà trẻ tăng động giảm chú ý gây ra.

Ví dụ: Nếu trẻ làm phiền anh mình, điều này có thể là do trẻ muốn được chơi cùng anh hoặc gần gũi với anh nhiều hơn. Cha mẹ có thể nhắc nhở trẻ rằng: “Con không nên quấy nhiễu khi anh đang học, đợi anh học bài xong sẽ ra chơi cùng con nhé!”

Cha mẹ cần trở thành cầu nối giữa trẻ tăng động và các thành viên trong gia đình

Giúp trẻ giải quyết những xung đột với người thân trong gia đình là cần thiết, nhưng phụ huynh cũng nên tích cực điều trị chứng tăng động giảm chú ý cho trẻ. Và để tìm hiểu về những giải pháp trị chứng bệnh này an toàn, hiệu quả, hãy gọi điện thoại đến số 0988.024.366, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn!

Tạo môi trường sống hòa thuận

Cha mẹ hãy cho trẻ thấy được tình yêu thương từ chính gia đình mình. Đó có thể là sự quan tâm, chia sẻ của các thành viên; sự tôn trọng, kính trên nhường dưới; sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau… Tất cả những điều ấy sẽ tạo nên một không khí hòa thuận, yêu thương nhau và trở thành cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ.

Ví dụ: Cha mẹ nên tạo ra những buổi họp mặt gia đình, đây sẽ là thời gian để mọi người chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống và lắng nghe những ý kiến từ mọi người. Những lúc này, cha mẹ nên khuyến khích trẻ chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của chính mình để thấu hiểu và cảm thông với con nhiều hơn.

 “Bật mí” giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động hiệu quả

Dạy trẻ tăng động cách yêu thương, sống hòa thuận với anh, chị, em và người thân là rất quan trọng. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình cảm gia đình mà còn giúp trẻ học cách hòa nhập với cộng đồng tốt hơn.

Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên tích cực điều trị để giúp trẻ mau chóng kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình. Bởi đây mới chính là căn nguyên dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn giữa trẻ tăng động với mọi người trong gia đình.

Hiện nay, để điều trị tăng động giảm chú ý, bên cạnh việc giáo dục hành vi hay thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, các chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên kết hợp cùng cốm Egaruta để mau chóng cải thiện.

Cốm Egaruta là sự kết hợp hoàn hảo từ 5 thành phần gồm bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương  cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, tạo nên một công thức ưu việt, toàn diện, không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần, mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp trẻ bớt nghịch ngợm, hiếu động, tập trung chú ý và kiểm soát hành vi, cảm xúc tốt hơn. Bởi vậy, đây chính là lựa chọn ưu tiên hàng đầu dành cho trẻ tăng động giảm chú ý và được rất nhiều bác sĩ khoa tâm bệnh của viện Nhi trung ương khuyên dùng.

Sau hơn 5 năm có mặt trên thị trường, cốm Egaruta tự hào vì đã trở thành người bạn đồng hàng giúp hàng ngàn trẻ tăng động sớm cải thiện hành vi, kiểm soát cảm xúc. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại đây:

Con hết tăng động, biết kiểm soát hành vi, cảm xúc nhờ cốm thảo dược Egaruta

Có thể bạn quan tâm:

Lợi ích nổi trội của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng cải thiện?

Những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình là chuyện không hề hiếm gặp, chỉ cần cha mẹ hiểu được tâm lý của con và khéo léo đưa ra cách giải quyết phù hợp thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hi vọng với bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều kinh nghiệm hay để có thể khắc phục những xung đột giữa trẻ tăng động và người thân trong gia đình.

Tác giả: Dược sĩ Cao Thủy

Ngày đăng: 12/01/2021


Nguồn tham khảo

https://www.additudemag.com/sibling-fighting-lockdown-adhd-parenting-strategies/cd

Bài viết liên quan

Tâm bệnh

Cách dạy trẻ mất tập trung giúp con tiến bộ trong học tập

Chào bạn Thùy Dung, Tình trạng trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt…

8 bài tập cho trẻ giảm chú ý: Cực đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng!

Tâm bệnh

8 bài tập cho trẻ giảm chú ý: Cực đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng!

Bạn có đang chán nản vì con thường xuyên thiếu tập trung, chú ý, không thể chú tâm trong học tập cũng như các hoạt…

Hậu covid – 19 ở trẻ em: Cha mẹ chớ nên chủ quan!

Tâm bệnh

Hậu covid – 19 ở trẻ em: Cha mẹ chớ nên chủ quan!

Hậu covid – 19 ở trẻ em là “thuật ngữ” để chỉ một nhóm triệu chứng không rõ căn nguyên, mà trẻ gặp phải sau…

Viết bình luận

loading
Tâm bệnh

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày