Thiểu năng vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh tim mạch tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, ngay từ bây giờ, bạn hãy chủ động trang bị những kiến thức cơ bản về thiểu năng vành. Tất cả thông tin bạn cần sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt bài viết
Thiểu năng vành là gì?
Thiểu năng vành thực chất là tên gọi khác của bệnh mạch vành, chỉ tình trạng mạch vành bị tắc nghẽn do mảng xơ vữa xuất hiện bên trong lòng mạch làm cản trở dòng máu chảy qua. Trong đó, mạch vành là mạch máu bao quanh trái tim đảm nhiệm chức năng dẫn máu đến nuôi dưỡng cơ tim. Kết quả là cơ tim sẽ không được nhận đủ lượng máu cần thiết để duy trì khả năng bơm máu như bình thường.
Nguyên nhân gây thiểu năng vành
Thủ phạm gây ra thiểu năng vành chính là mảng xơ vữa bám bên trong thành mạch, một số trường hợp do co thắt mạch vành đơn thuần mà không liên quan đến mảng xơ vữa.
Mảng xơ vữa có thể bắt nguồn từ khi chúng ta còn rất trẻ, khởi đầu từ sự tổn thương lớp lót bên trong thành mạch. Tại đó xuất hiện phản ứng viêm; cholesterol, canxi, các chất thải trong máu lắng đọng tại vị trí tổn thương tạo nên mảng bám ăn sâu vào các lớp bên trong của mạch máu, chúng phát triển ngày một lớn dần làm thu hẹp lòng mạch.
Xơ vữa động mạch có thể liên quan đến một số yếu tố nguy cơ khác như:
- Hút thuốc lá
- Người mắc bệnh cao huyết áp
- Người bị rối loạn lipid máu
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thiểu năng vành: nguy cơ tăng lên nếu bạn có người thân là nam giới dưới 55 tuổi hoặc nữ giới dưới 65 tuổi bị thiểu năng vành.
Triệu chứng thiểu năng vành
Triệu chứng thiểu năng vành thường khá mờ nhạt ở giai đoạn đầu, khi mạch vành tắc hẹp ngày một nặng hơn, người bệnh sẽ gặp phải các biểu hiện như:
- Đau thắt ngực: Tim không nhận được đủ máu trong thời gian dài sẽ kích thích các dây thần kinh cảm giác, khiến người bệnh bị đau tức ngực giống như có vật nặng đè lên; có người lại cảm nhận thấy cơn đau âm ỉ hoặc nhói như kim châm.
- Đau lan ra cổ, vai, hàm, cánh tay trái và sau lưng.
- Khó thở, thở hụt hơi
- Ợ nóng, đau rát vùng thượng vị
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Buồn đi cầu
- Toát mồ hôi lạnh
- Mệt mỏi, da xanh tái
- Trống ngực, hồi hộp.
Chẩn đoán thiểu năng vành
Nếu nghi ngờ bạn đang mắc phải thiểu năng vành, bác sỹ sẽ chỉ định một số phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán chính xác. Các phương pháp đó là:
- Chụp động mạch vành
- Chụp cắt lớp tim
- Siêu âm tim
- Thử nghiệm gắng sức tim trên máy chạy bộ
- Chụp cộng hưởng từ.
Điều trị thiểu năng vành bằng phương pháp nào?
Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn thiểu năng vành nhưng y học hiện đại ngày nay đã có nhiều phương pháp giúp làm giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Dùng thuốc
Một số nhóm thuốc thường dùng trong điều trị thiểu năng vành là:
- Thuốc chống đông máu: giúp phòng ngừa cục máu đông gây nhồi máu cơ tim. Các thuốc được dùng nhiều nhất là aspirin, clopidogrel, ticagrelor…
- Thuốc hạ mỡ máu: phổ biến nhất là nhóm statin như atorvastatin, rosuvastatin, simvastatin. Bạn có thể dùng kết hợp thêm các thảo dược giúp hạ mỡ máu như Sơn tra, Hoàng bá…
- Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim: nhóm chẹn beta như metoprolol, atenolol, bisoprolol… vừa có tác dụng làm chậm nhịp tim, vừa giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn mạch vành.
- Thuốc trị đau thắt ngực: nhóm nitrat dạng viên nén, miếng dán da hoặc thuốc xịt, ngậm dưới lưỡi như isosorbide mononitrate, glyceryl trinitrate…
- Các thuốc hạ áp: nhóm ức chế men chuyển, đối kháng thụ thể angiotensin II, chẹn kênh canxi…
Dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị thiểu năng vành
Để cải thiện nhanh các triệu chứng thiểu năng vành và phòng ngừa nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim trong tương lai, ngoài các thuốc điều trị kể trên, người bệnh nên kết hợp dùng thêm các sản phẩm chứa thảo dược giúp hạ mỡ máu, giãn mạch và chống đông máu tốt như Bồ hoàng, Hoàng bá, Natto… Đây cũng là giải pháp được nhiều chuyên gia Tim mạch khuyến cáo áp dụng. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của GS. TS Phạm Gia Khải về liệu pháp này qua video dưới đây:
TS Phạm Gia Khải nhận định về liệu pháp thảo dược điều trị thiểu năng vành
Phẫu thuật
Với trường hợp tắc hẹp mạch vành nặng trên 70% kèm theo dùng thuốc nhưng chậm cải thiện, bác sỹ có thể chỉ định một số phương pháp phẫu thuật sau:
- Đặt stent mạch vành qua da: Với kỹ thuật nội soi luồn ống kim loại có bóng nong ở đầu qua đường mạch máu đến vị trí tắc hẹp, bác sỹ có thể đặt lại 1 stent (khung kim loại) tại vị trí tắc hẹp để giữ cho mạch máu luôn được mở thông.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Nếu mạch vành bị tắc nghẽn ở nhiều đoạn và không thể đặt stent, bác sỹ sẽ dùng một mạch máu khỏe mạnh lấy từ chân hoặc ngực của chính người bệnh để cấy ghép, tạo thành cầu nối dẫn máu tới vùng cơ tim bị thiếu máu.
- Phương pháp Laser: Tia laser được dùng để tạo thành lỗ nhỏ trên thành cơ tim nhằm kích thích phát triển các mạch máu mới nuôi dưỡng vùng cơ tim bị tổn thương.
Lối sống khoa học cho người bị thiểu năng vành
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc thiểu năng vành và ngăn ngừa bệnh tiến triển bằng cách thực hiện một lối sống khoa học với những lưu ý cụ thể như sau:
- Ăn uống khoa học: Ăn nhạt (dưới 6g muối/ngày), giảm bớt đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol có hại cho tim mạch như thịt đỏ, mỡ, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật… Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ăn cá ít nhất 2 bữa/tuần…
- Tăng cường hoạt động thể chất: đi bộ, đạp xe, tập yoga, aerobic là những bài tập rất thích hợp cho người bị thiểu năng vành. Người bệnh cần duy trì thói quen luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Bỏ hút thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều độc chất gây co thắt và làm tổn thương thành mạch, do đó bạn cần tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
- Thăm khám sức khỏe tim mạch: định kỳ hoặc ngay khi bạn cảm thấy các triệu chứng trở nên xấu đi.
Thiểu năng vành không quá đáng sợ nếu như bạn hiểu rõ về bệnh và duy trì thói quen sống khoa học để chặn đứng mọi nguy cơ biến chứng từ bệnh. Hãy chia sẻ với chúng tôi về tình trạng bệnh thiểu năng vành của bạn và những khó khăn trong điều trị bằng cách bình luận ngay dưới bài viết này để nhận được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Kỳ tích chiến thắng bệnh thiểu năng vành khi 3 nhánh mạch vành đã tắc hẹp
Thông tin về sản phẩm Vương Tâm Thống hỗ trợ điều trị thiểu năng vành