Giải đáp thắc mắc

Tuệ Minh

Trẻ quá hiếu động, khó kiểm soát cảm xúc có phải tăng động không?

Con tôi 5 tuổi, cháu rất nghịch ngợm, hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, không chịu ngồi yên 1 chỗ. Nếu đòi hỏi điều gì mà không được chiều theo ý là la hét, cáu giận, khóc lóc và cào cấu mọi người. Xin hỏi trẻ quá hiếu động, khó kiềm chế cảm xúc có phải mắc chứng tăng động giảm chú ý không?

 

Dược sỹ Cao Thủy

2020-01-14 11:04:01

Chào bạn,

Nghịch ngợm, hiếu động là những đặc điểm hết sức phổ biến ở trẻ nhỏ trong giai đoạn đến trường. Tuy nhiên nếu tình trạng này tái diễn liên tục, trẻ khó kiểm soát cảm xúc hành vi, luôn chân luôn tay và không thể ngồi yên một chỗ để hoàn thành những nhiệm vụ, bài tập được giao,… tất cả đều là những dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý mà bạn và gia đình cần phải lưu tâm ngay. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ sớm điều chỉnh hành vi của mình và tránh ảnh hưởng đến việc học tập về sau. Bởi vậy, để có kết luận chính xác, bạn nên sắp xếp thời gian, sớm đưa bé đi khám tại các bệnh viện Nhi hoặc chuyên khoa thần kinh Nhi/Tâm bệnh của các bệnh viện lớn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau để có những nhìn nhận đúng đắn hơn về tình trạng của con:

Bài test chẩn đoán tăng động giảm chú ý chính xác

Trong trường hợp con gặp phải hội chứng này, quan trọng nhất vẫn là tác động đến tâm lý của trẻ, do đó bạn nên:

– Dành nhiều thời gian bên con, uốn nắn và hướng dẫn con trong các hoạt động thường ngày để giảm sự hiếu động, nghịch ngợm.

– Tránh những biện pháp như đe dọa, quát mắng hay đánh đập bởi dễ khiến con nảy sinh tâm lý chống đối về sau. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo để con tự thay đổi hành vi của mình tốt hơn.

– Khi con làm được một việc tốt, hãy khen ngợi, khích lệ con bằng những món quà nhỏ để giúp con có thêm động lực tiếp tục làm nhiều điều đúng đắn hơn.

Ngoài ra, các thiết bị điện tử như điện thoại di động, ti vi, máy tính có tác động không tốt tới sự phát triển của trẻ, nhất là trẻ tăng động. Do đó, bạn nên hạn chế cho bé tiếp xúc với những thiết bị này, đồng thời khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời để phát triển toàn diện hơn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về cách dạy trẻ tăng động qua bài viết sau:

Cách giáo dục hành vi đối với trẻ tăng động giảm chú ý

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp cho bé sử dụng thêm Tpbvsk cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia 2 lần, trong khoảng 3 – 6 tháng để nâng cao hiệu quả điều trị. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương kết hợp cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta có tác dụng trấn an tâm thần, làm dịu những kích thích trong não bộ, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, nhờ đó giúp trẻ giảm bớt những biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, biết kiểm soát cảm xúc, hành vi tốt hơn.

Nếu còn cần tư vấn thêm điều gì về chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc Zalo số: 0988.024.366, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!

 

Câu hỏi khác

2024-09-30 13:27:19

Trẻ mất tập trung giảm chú ý: Làm gì để giúp con tiến bộ hơn?

Bé nhà em 6 tuổi mới lên lớp 1 mà tập trung kém quá, con ngồi trong lớp cứ ngọ nguậy liên tục, không để ý nghe cô giảng; bài...

2024-07-17 10:34:57

Đâu là cách giúp bé thông minh hơn mỗi ngày?

Bé nhà em 4 tuổi, con nhận thức cũng khá tốt nhưng do con không tập trung nên thường mắc lỗi sai. Cho em hỏi có cách nào cải thiện...

2024-07-10 15:49:03

Đâu là cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà?

Em mới đi khám bị viêm tiết niệu, tiểu rắt, cảm giác nóng buốt rất khó chịu. Trước đây em đã dùng nhiều thuốc kháng sinh nhưng bị nóng trong....

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Giải đáp thắc mắc

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày