Bệnh về mắt

Thanh Tâm ( Hà Nam)

Thoái hóa điểm vàng ở mắt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tôi có biểu hiện nhìn mờ nhòe độ 2 tháng nay nên mới đi khám và được kết luận bị thoái hóa điểm vàng ở mắt. Không biết đây là bệnh gì, có nguy hiểm không? Liệu tôi có bị mù không thưa chuyên gia? Xin giải đáp giúp tôi.

 

 

 

Dược sỹ Trần Huyền

2019-11-12 10:33:53

Chào bạn,

Khi đứng trước bất kỳ bệnh lý nào thì mức độ nguy hiểm của bệnh ra sao là điều bất kỳ ai cũng quan tâm. Ngay sau đây chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp các thắc mắc của bạn để giúp bạn hiểu rõ hơn về thoái hóa điểm vàng ở mắt, từ đó có hướng bảo vệ thị lực ngay từ đầu.

Thoái hóa điểm vàng ở mắt là bệnh gì?

Thoái hóa điểm vàng ở mắt (tên gọi khác là thoái hóa hoàng điểm) là một bệnh nhãn khoa thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người từ 60 trở lên. Bệnh lý này xuất hiện khi điểm vàng (phần trung tâm của võng mạc ở đáy mắt) bị tổn thương, thoái hóa chức năng gây giảm thị lực và làm mất đi sự sắc nét của hình ảnh. Khi mắc thoái hóa điểm vàng ở mắt, ngoài nhìn mờ nhòe, người bệnh có thể nhận thấy các biểu hiện sau đây:

– Mất dần thị lực từ vùng trung tâm, lan dần ra ngoại vi

– Thấy đường thẳng chuyển thành cong hoặc gấp khúc, lượn sóng

– Thấy màu sắc sự vật thay đổi, chuyển tối hơn, khó phân biệt đậm nhạt

– Thấy các vật như bị thu nhỏ hơn kích thước thật

–  Cần bật đèn sáng hơn

– Khó phân biệt khoảng cách gần xa

Thoái hóa điểm vàng ở mắt có nguy hiểm không?

Thoái hóa điểm vàng ở mắt thực sự là một bệnh nguy hiểm, có thể làm giảm thị lực nghiêm trọng không thể phục hồi và thậm chí có thể gây mù lòa chỉ trong thời gian ngắn.  Theo thống kê, cho đến năm 2015, thoái hóa điểm vàng ở mắt đã gây mù lòa cho 330.000 trường hợp và làm giảm thị lực của hơn 2 triệu người trên 50 tuổi.

Không dừng lại ở đó, thoái hóa điểm vàng ở mắt còn gây ra những tác động tiêu cực đến cả sức khỏe và tinh thần của người bệnh, cụ thể là:

– Làm tăng nguy cơ vấp ngã, tai nạn, va đập, trượt té… gây chấn thương.

– Làm giảm khả năng lao động, người bệnh khó thực hiện mọi công việc, đặc biệt là các công việc đòi hỏi khả năng nhìn chi tiết hoặc phải di chuyển nhiều.

– Làm tăng nguy cơ trầm cảm lên gấp 2 lần.

Cho đến nay, chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa điểm vàng, tuy nhiên, nếu bạn chú tâm chăm sóc mắt, bạn vẫn có thể gìn giữ thị lực và tránh được mù lòa.

Với tình trạng hiện tại, bạn cần đi khám thường xuyên, tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đồng thời nên bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu cho mắt, đặc biệt là chất chống lão hóa, chống oxy hóa mạnh như Lutein, Zeaxanthin, Quercetin, Alpha lipoic acid, Kẽm. Bởi theo các nghiên cứu khoa học, các hoạt chất này có khả năng bảo vệ cấu trúc của điểm vàng, võng mạc, ngăn bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt chuyển nặng. Bạn có thể bổ sung chúng bằng cách ăn nhiều rau quả, trái cây tươi có màu cam, vàng, xanh, đỏ hoặc đơn giản hơn là sử dụng viên uống bổ mắt Minh Nhãn Khang với liều 4 viên chia 2 lần/ ngày.

Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ về thoái hóa điểm vàng ở mắt – căn bệnh phức tạp mình đang gặp phải. Thay vì lo lắng quá nhiều, bạn hãy lên kế hoạch chăm sóc mắt ngay từ hôm nay để gìn giữ được ánh sáng cho đôi mắt nhé.

Nếu còn thắc mắc gì thêm, bạn hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua Zalo theo số: 0988.024.366, chúng tôi tư vấn trực tiếp cho bạn.

Chúc bạn sớm cải thiện thị lực!

 

Câu hỏi khác

2024-03-28 15:03:11

Mắt bị đục thủy tinh thể dùng Minh Nhãn Khang có hiệu quả không?

Tôi năm nay 63 tuổi, bị đục thủy tinh thể 2 mắt, đo mắt trái là 3/10, mắt phải 5/10. Tôi tìm hiểu thấy có viên bổ mắt Minh Nhãn...

2024-03-11 10:55:36

Thuốc bổ mắt dầu cá dùng lâu dài có tác dụng phụ gì không?

Đợt này do dùng nhiều máy tính nên mắt tôi hay bị nhức mỏi, khô và nhìn mờ. Tôi có uống thuốc bổ mắt dầu cá 3 tháng nhưng chưa...

2023-11-24 14:47:24

Bệnh thiên đầu thống biểu hiện như thế nào? – Dấu hiệu và cách trị

Tôi năm nay 64 tuổi, vừa đi khám sức khỏe định kỳ, bác sỹ nói tôi bị bệnh thiên đầu thống, đo nhãn áp mắt 23mHg. Tôi rất bất ngờ...

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Bệnh về mắt

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày