Bệnh thần kinh

Ngọc Mai - Bắc Giang

Rối loạn tiền đình uống thuốc gì để hết chóng mặt, ù tai?

Em năm nay 35 tuổi, bị rối loạn tiền đình hơn 1 năm nay. Thời gian gần đây do áp lực công việc nên em thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng, nhức đầu và khó ngủ. Xin hỏi bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì để giả nhanh những triệu chứng này?

 

Dược sỹ Hà Hồ

2019-10-02 15:48:46

Chào bạn Ngọc Mai,

Việc lựa chọn thuốc điều trị rối loạn tiền đình sẽ khác nhau ở từng trường hợp bệnh cụ thể, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ biểu hiện của triệu chứng. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.

Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Dưới đây là một số nhóm thuốc thường dùng trong điều trị rối loạn tiền đình hiện nay:

– Thuốc giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, gồm thuốc kháng cholinergic (scopolamin), thuốc kháng histamin (dimenhydrinate, meclizine, promethaxine).

– Thuốc giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não như piracetam, ginkgo biloba,…

– Thuốc an thần để cải thiện tình trạng mất ngủ, căng thẳng, lo âu quá mức như diazepam, clonazepam, lorazepam…

– Thuốc chống viêm, kháng sinh trong trường hợp rối loạn tiền đình do viêm, nhiễm trùng tai gây ra.

Mặc dù thuốc giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng rối loạn tiền đình nhưng đi kèm với lợi ích, những thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, khô miệng, bí tiểu, táo bón, rối loạn nhịp tim,… hơn nữa nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị cũng tương đối cao.

Do vậy, hiện tại nếu nhận thấy biểu hiện chóng mặt, choáng váng, đau đầu, mất ngủ,… tiến triển nặng hơn, bạn nên dành thời gian sớm đến viện thăm khám để được đánh giá đúng mức độ bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định dùng thuốc phù hợp giúp bạn cải thiện các triệu chứng này.

Lời khuyên “bỏ túi” cho người bệnh rối loạn tiền đình

Ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để cải thiện bệnh tốt hơn và phòng ngừa tái phát, bạn nên thực hiện theo một số hướng dẫn sau:

– Uống đủ nước 1.5 – 2 lít/ngày, tránh sử dụng cà phê, đồ uống có cồn và các chất kích thích.

– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin nhóm B như hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, rau xanh, củ quả tươi…

– Hạn chế đồ ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn…

– Tránh những nơi ồn ào, ánh sáng kích thích mạnh, hạn chế di chuyển nhiều bằng ô tô, xe buýt, máy bay,…

– Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh làm việc quá căng thẳng, mệt mỏi.

– Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya quá 11 giờ.

– Duy trì tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày.

Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng sớm sản phẩm Hồng Mạch Khang trong khoảng 3 – 6 tháng. Với sự kết hợp của các thảo dược quý Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân và hoạt chất sinh học tự nhiên, Hồng Mạch Khang có tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, tăng cường tuần hoàn máu não, từ đó giảm nhanh các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai,… và ngăn ngừa rối loạn tiền đình tiến triển. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm và bệnh rối loạn tiền đình trong các bài viết sau:

Hồng Mạch Khang – Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình và những thông tin bệnh không thể bỏ qua!

Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.

Chúc bạn sớm cải thiện sức khỏe!

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi khác

2024-12-20 14:32:51

8 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý: Cha mẹ nên áp dụng ngay

Con em đang học lớp 2, khả năng tập trung của con rất kém, không ngồi yên được quá 5 phút, tay chân lúc nào cũng ngọ nguậy liên tục....

2023-10-19 15:37:18

Co giật lành tính ở trẻ sơ sinh có đặc điểm gì?

Bé nhà em mới sinh được 5 ngày, em để ý lúc ngủ tay chân con giật giật và hơi co cứng. Con hay bị giật mình tỉnh giấc giữa...

2021-07-09 15:29:01

Tại sao sốt cao gây co giật? Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con?

Con tôi năm nay mới 2 tuổi, cháu bị sốt cao co giật 4 lần rồi. Gia đình tôi vẫn rất lo lắng và cũng đã đưa con đi khám,...

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Bệnh thần kinh

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày