Bệnh tim mạch

Câu hỏi của bạn Thu Quỳnh (Quảng Ninh)

Mỡ máu bao nhiêu là cao? Làm thế nào để giảm mỡ máu?

Bố tôi năm nay 62 tuổi, trong lần đi khám gần đây có làm xét nghiệm máu thì cholesterol tổng số là 7.1 mmol/l, triglycerid là 3.3 mmol/l. Bác sĩ chẩn đoán bố tôi bị mỡ máu cao và có cho thuốc điều trị. Tôi muốn hỏi chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao? Cần làm gì để mỡ máu bình thường trở lại?

Dược Sỹ Lê Lương

2020-12-09 13:30:07

Chào bạn Thu Quỳnh,

Mỡ máu cao thường không có biểu hiện rõ ràng nên cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất là dựa vào chỉ số xét nghiệm mỡ máu. Vậy mỡ máu bao nhiêu thì được coi là cao? Hãy cùng đến với đáp án ngay sau đây:

Mỡ máu bao nhiêu là cao?

Mỡ máu là những thành phần chất béo không hòa tan trong máu; được đặc trưng bởi 4 loại chỉ số là cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, triglycerid, HDL – cholesterol… Mỗi thành phần này đều có một ngưỡng giá trị bình thường. Nếu ít nhất một thành phần vượt quá ngưỡng này thì người bệnh được chẩn đoán là mỡ máu cao (rối loạn lipid máu). Dưới đây là bảng chỉ số mỡ máu chuẩn được các bệnh viện áp dụng để đọc kết quả xét nghiệm mỡ máu cho người bệnh.

CÁC CHỈ SỐ MỠ MÁU Trị số bình thường MỠ MÁU CAO
Cholesterol máu toàn phần Dưới 200mg/dl

(< 5,2 mmol/l)

Trên 240 mg/dl

(> 6,2mmol/l)

LDL – cholesterol Dưới 130mg/dl

(< 3,3 mmol/l)

Trên 160 mg/dl

(> 4,1mmol/l)

Triglycerid Dưới 160mg/dl

(< 2,2 mmol/l)

Trên 200 mg/dl

(> 2,3mmol/l)

HDL – cholesterol Trên 50mg/dl

(>1,3 mmol/l)

Dưới 40 mg/dl

(< 1 mmol/l)

Theo như kết quả xét nghiệm mỡ máu của bố bạn thì chỉ số cholesterol máu toàn phần là 7,1 mmol/l > 6,2mmol/l; triglycerid là 3,3 mmol/l > 2,3mmol/l; như vậy là đều cao hơn so với ngưỡng an toàn. Do đó, bố bạn cần phải điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng do mỡ máu cao gây ra.

Lưu ý để giảm mỡ máu an toàn, hiệu quả

Mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ góp phần phát triển nhiều bệnh lý nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, viêm tụy… Để kiểm soát mỡ máu hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, bố bạn cần thực hiện theo những hướng dẫn sau:

– Thay đổi chế độ ăn uống: Bố bạn cần hạn chế tối đa dung nạp các thực phẩm giàu chất béo vào cơ thể như các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt dê…), nội tạng; hạn chế sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn, thay vào đó nên dùng các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu đậu nành… Cắt giảm các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột hấp thu nhanh có trong gạo trắng, bánh mì trắng…

– Tránh xa chất kích thích: Bố bạn cần bỏ thuốc lá (nếu đang hút), hạn chế uống nhiều bia rượu.

– Tăng cường luyện tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp đốt cháy mỡ dư thừa và giảm lượng mỡ lưu hành trong máu. Bố bạn nên dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập những bài tập vừa sức như yoga, thiền tịnh, đạp xe, đi bộ…

– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Song song với các loại thuốc hạ mỡ máu, bố bạn nên sử dụng kết hợp cùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ các thảo dược có hoạt tính hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch như Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá… chẳng hạn như Vương Tâm Thống. Nhờ giải pháp này, rất nhiều người bệnh đã đạt được chỉ số mỡ máu lý tưởng. Như trường hợp của bà Sanh (0987900115 – Số 8, ngõ 317/19 đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã giảm được chỉ số triglycerid từ 3.8 mmol/l xuống còn 1.6mmol/l. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bà qua video dưới đây:

Giảm mỡ máu, không lo tái tắc hẹp mạch vành nhờ Vương Tâm Thống

– Kiểm tra chỉ số mỡ máu thường xuyên: Ít nhất 6 tháng 1 lần, bố bạn cần được kiểm tra mỡ máu để đánh giá tình trạng sức khỏe và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Trong quá trình điều trị bệnh mỡ máu cao của bố bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0988.024.366 – zalo 0972.053.003 để được hỗ trợ.

Chúc bố bạn luôn khỏe mạnh!

Dược sĩ Lê Lương

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – viên uống thảo dược hạ mỡ máu an toàn, hiệu quả

Mỡ máu cao và những mối nguy tiềm ẩn ít ai biết đến

Câu hỏi khác

2023-06-23 15:11:49

Tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn?

Tôi năm nay 62 tuổi, bị cao huyết áp đã nhiều năm nay và đang dùng thuốc hạ áp hằng ngày. Lần gần đây có đi khám thì đo huyết...

2022-05-17 14:51:21

Hở van tim bị đau ngực, khó thở, hụt hơi có phải do biến chứng?

Tôi năm nay 63 tuổi, cách đây 5 năm có đi khám thì được chẩn đoán bị hở van 3 lá 1/4, hở van động mạch chủ 3/4, đang dùng...

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Bệnh tim mạch

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày