Bệnh về mắt

Mai Anh

Mắt bị mờ sương là mắc bệnh gì? Làm sao để mắt sáng trở lại?

Tôi năm nay 48 tuổi, khoảng 1 tháng trở lại đây thấy nhìn vật gì cũng như bị màng sương che phủ, đặc biệt là lúc ra nắng thì rất khó chịu. Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi mắt bị mờ sương là mắc bệnh gì? Tôi phải làm thế nào để mắt sáng lại. Xin cảm ơn chuyên gia.

Dược sỹ Cao Thủy

2020-09-28 16:48:57

Chào bạn,

Mắt bị mờ sương là tình trạng khó chịu mà hiện nay đang có ngày càng nhiều người gặp phải. Không giống như các biểu hiện khác chỉ do 1 hoặc 2 nguyên nhân gây ra, mắt bị mờ sương có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

– Tật khúc xạ (cận thị, lão thị, loạn thị, viễn thị): cấu trúc giác mạc, thủy tinh thể của mắt bị biến đổi khiến tia sáng hội tụ không chính xác (trước hoặc sau) lên võng mạc, gây nhìn mờ sương ở khoảng cách gần hoặc xa.

Đục thủy tinh thể: Thủy tinh thể (thấu kính hội tụ của mắt) không còn trong suốt mà bị mờ đục do protein kết tụ sẽ ngăn cản đường truyền của tia sáng, khiến mắt bị mờ sương cả khi nhìn gần và nhìn xa, kèm theo nhức mỏi, chói sáng, thấy đốm xám, chấm đen như ruồi bay…

– Glocom: Nhãn áp tăng cao sẽ gây chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh thị giác, gây nhìn mờ kèm theo đau nhức hốc mắt, căng tức mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, đau đầu… rất khó chịu.

– Khô mắt: Nước mắt bị thiếu hụt không chỉ khiến mắt cộm rát, nhức mỏi mà còn có thể gây nhìn mờ sương tạm thời, đặc biệt vào cuối ngày.

– Thoái hóa điểm vàng: Điểm vàng nằm ở đáy mắt, tuy nhỏ nhưng lại quyết định đến độ sắc nét của hình ảnh. Do vậy, khi điểm vàng bị thoái hóa, người bệnh sẽ có biểu hiện nhìn mờ bắt đầu từ vùng giữa của hình ảnh rồi lan rộng dần ra ngoài rìa.

Ngoài ra, một số nguyên nhân ít gặp hơn cũng có thể khiến mắt bị mờ sương là bong rách võng mạc, võng mạc tiểu đường, u mắt, u não, đa xơ cứng…

Dù là nguyên nhân nào thì bạn cũng nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh bệnh tiến triển nặng hơn, khiến tầm nhìn giảm nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới mù lòa. Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, trong thời gian này, bạn cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mắt khỏe và chống chịu với bệnh được tốt hơn, qua đó cải thiện tầm nhìn nhanh hơn. Theo các chuyên gia nhãn khoa, những dưỡng chất giúp bảo vệ mắt toàn diện là Alpha lipoic acid, Lutein, Kẽm, Quercetin, Vitamin B2… cũng cần được sử dụng sớm. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý thay đổi một số vấn đề trong lối sống như sau:

– Ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya.

– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng hoặc ánh sáng từ màn hình thiết bị điện tử.Đeo kính chống được tia UV để bảo vệ mắt mỗi khi ra ngoài.

– Tăng cường sử dụng các thức ăn bổ mắt như rau củ quả tươi, hạt khô, cá biển, sữa, trứng…

Nhiều người nhờ chọn đúng thuốc bổ mắt để dùng sớm, kết hợp cùng lối sống khoa học mà đã lấy lại được tầm nhìn sáng rõ, hết hẳn mờ sương chỉ sau vài tháng, bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một trường hợp điển hình sau để có thêm kinh nghiệm cho mình.

Mắt bị mờ sương có thể là tiền đề gây mất thị lực hoàn toàn, do vậy cần kịp thời phát hiện và điều trị nhanh chóng. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn nguyên nhân và có hướng chăm sóc mắt đúng để sớm thoát khỏi tình trạng này.

Nếu còn thắc mắc gì cần giải đáp thêm, bạn hãy gọi điện đến tổng đài: 0988.024.366 để được hỗ trợ nhanh chóng.

 

Chúc bạn sớm cải thiện thị lực!

Câu hỏi khác

2024-03-28 15:03:11

Mắt bị đục thủy tinh thể dùng Minh Nhãn Khang có hiệu quả không?

Tôi năm nay 63 tuổi, bị đục thủy tinh thể 2 mắt, đo mắt trái là 3/10, mắt phải 5/10. Tôi tìm hiểu thấy có viên bổ mắt Minh Nhãn...

2024-03-11 10:55:36

Thuốc bổ mắt dầu cá dùng lâu dài có tác dụng phụ gì không?

Đợt này do dùng nhiều máy tính nên mắt tôi hay bị nhức mỏi, khô và nhìn mờ. Tôi có uống thuốc bổ mắt dầu cá 3 tháng nhưng chưa...

2023-11-24 14:47:24

Bệnh thiên đầu thống biểu hiện như thế nào? – Dấu hiệu và cách trị

Tôi năm nay 64 tuổi, vừa đi khám sức khỏe định kỳ, bác sỹ nói tôi bị bệnh thiên đầu thống, đo nhãn áp mắt 23mHg. Tôi rất bất ngờ...

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Bệnh về mắt

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày