Giải đáp thắc mắc

Mai Hoa

Dấu hiệu trẻ tăng động là gì? Làm sao để nhận biết đúng?

“Bé nhà em 4 tuổi nhưng rất hiếu động, chẳng mấy lúc thấy cháu ngồi yên, cứ chạy nhảy luôn chân tay. Cha mẹ thầy cô nói gì cũng không tập trung, ở lớp thì hay trêu các bạn. Em rất lo lắng không biết liệu đây có phải là dấu hiệu trẻ tăng động không? Mong được chuyên gia giải đáp!”

 

Dược sỹ Cao Thủy

2019-06-08 12:09:27

Chào bạn Mai Hoa,

Không biết các biểu hiện trên của bé nhà mình đã xuất hiện từ khi nào? Gia đình đã đưa cháu đi thăm khám ở đâu chưa? Khi thấy các biểu hiện này đã kéo dài trên 6 tháng, ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và sinh hoạt của bé thì khả năng cao bé có các dấu hiệu của bệnh tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác hơn, bạn nên đưa con đi khám tại chuyên khoa Nhi hoặc khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện uy tín và có can thiệp kịp thời.

Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý cần nhận biết sớm

Bệnh tăng động giảm chú ý thường đặc trưng bởi sự hiếu động, bốc đồng quá mức và giảm tập trung chú ý.

– Trẻ hay bồn chồn, ngọ nguậy chân tay, thường xuyên chạy nhảy, leo trèo, không ngồi yên một chỗ

– Trẻ di chuyển liên tục như động cơ hoạt động

– Trẻ nói quá nhiều, thường xuyên ngắt lời người khác

– Trẻ khó kiểm soát cảm xúc, dễ cáu gắt, giận hờn vô cớ

– Trẻ dễ bị phân tâm, khó tập trung chú ý, khó tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ

– Trẻ bất cẩn thường xuyên phạm lỗi

– Trẻ khó khăn trong việc tự sắp xếp các công việc, thường bỏ quên vật dụng cá nhân

Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết các bài viết dưới đây và thực hiện bài bài test chẩn đoán bệnh tăng động cho bé tại nhà:

Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý – Cha mẹ chớ nên bỏ qua!

“Bỏ túi” bài test chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý chính xác nhất

Cách chẩn đoán sớm bệnh tăng động ở trẻ

Đa phần trẻ thường rất hiếu động và các hành vi có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Do đó, để tránh nhầm lẫn, trẻ chỉ được chẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý nếu:

– Các biểu hiện hiếu động bốc đồng, giảm tập trung của trẻ kéo dài trên 6 tháng và ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống, khiến kết quả học tập sa sút

– Các triệu chứng trên xảy ra ở ít nhất hai môi trường ở nhà và ở lớp

– Trẻ không mắc kèm các rối loạn tâm thần khác như: trầm cảm, chậm phát triển trí tuệ, tâm thần phân liệt

Với trường hợp của bé nhà mình, sau khi đi thăm khám nếu đúng là bệnh tăng động giảm chú ý thì bạn không nên quá lo lắng bởi nếu điều trị đúng phương pháp, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Lúc này, bên cạnh các chỉ định của bác sĩ, bạn nên tham khảo cho con kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược là cốm Egaruta để tăng hiệu quả trị bệnh. Ngoài ra, bạn nên áp dụng biện pháp giáo dục hành vi để giúp con tăng khả năng tập trung chú ý. Bạn có thể lắng nghe kinh nghiệm điều trị bệnh tăng động của phụ huynh trong video dưới đây:

Kinh nghiệm trị bệnh tăng động an toàn, hiệu quả

Nếu trợ gì thêm, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0988.024.366 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!

Câu hỏi khác

2024-04-25 16:18:19

Trẻ học trước quên sau: Làm sao để con tiến bộ hơn?

Bé nhà em 7 tuổi dạo gần đây học hành rất kém, con hay uể oải, chán nản. Cho em hỏi trẻ không tập trung, học trước quên sau thì...

2024-04-13 10:49:27

Con học kém phải làm sao? Làm gì để giúp con học hành tiến bộ hơn?

Con em học lớp 3 nhưng khả năng tập trung rất kém, ngồi học cứ quay ngang quay ngửa hý hoáy làm việc riêng. Cô giáo cũng phản ánh là...

2024-04-04 13:40:17

Đâu là cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả tránh phải phẫu thuật?

Em có viên sỏi bàng quang 6mm, cảm thấy đau tức bụng dưới, tiểu rắt, lâu lâu đi tiểu thấy nước tiểu màu nâu sẫm. Em có mua thuốc nam...

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Giải đáp thắc mắc

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày