Bệnh tim mạch

Hồng Hạnh

Cần lưu ý gì trước và sau phẫu thuật thay van tim?

Tôi mắc bệnh van tim hơn 5 năm nay, mấy hôm trước tôi đi khám bác sĩ chỉ định phải mổ. Xin hỏi, tôi có cần lưu ý gì trước và sau phẫu thuật thay van tim không?

 

Dược Sỹ Hồ Hà

2019-06-14 20:50:13

Chào bạn,

Phẫu thuật thay van tim là một can thiệp ngoại khoa phức tạp, do vậy việc chuẩn bị kỹ càng sức khỏe lẫn tinh thần sẽ giúp bạn có một ca phẫu thuật thành công và hạn chế tối đa các tai biến có thể xảy ra. Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp ích cho bạn:

Chuẩn bị trước phẫu thuật thay van tim

– Bạn có thể phải nhập viện vào buổi chiều hôm trước ngày phẫu thuật để làm một số thủ tục cần thiết, khám tổng quát và thực hiện các xét nghiệm đánh giá như điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp X-Quang ngực, kiểm tra chức năng gan, thận…. Do vậy, đây là thời gian thích hợp để bạn trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị về tình trạng bệnh và những thắc mắc về ca phẫu thuật.

– Thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc đang dùng hoặc bất cứ tình trạng dị ứng nào mà bạn mắc phải, có thể bạn cần tạm ngừng một số thuốc nhất định

– Tối hôm trước phẫu thuật bạn cần tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn

– Những vật dụng cá nhân như quần áo, ví, điện thoại, trang sức, đồng hồ, kính mắt… sẽ bị giữ lại, do vậy bạn nên nhờ người thân giúp đỡ và chăm sóc trước, trong và sau phẫu thuật

Chăm sóc ngay sau phẫu thuật tại phòng hồi sức

Sau phẫu thuật thay van tim, người bệnh được chuyển sang phòng hồi sức để theo dõi. Trong thời gian này bạn cần lưu ý:

– Thông thường, người bệnh sẽ bắt đầu tỉnh dần sau khoảng 2 giờ tính từ khi kết thúc phẫu thuật. Lúc này do tác dụng của thuốc gây mê nên tạm thời bạn có thể không cử động được tay hoặc chân

– Hạn chế người thân vào thăm nhiều để tránh nguy cơ nhiễm trùng

– Bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau, nằm ở tư thế thoải mái, vận động tay nhẹ nhàng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn

– Các thiết bị theo dõi sẽ được rút ra khỏi cơ thể bạn khoảng 24 giờ sau phẫu thuật khi bạn đã ổn định và có thể chuyển ra phòng chăm sóc sau mổ

Trong thời gian nằm viện

Bạn nên tập ho và tập hít thở sâu, điều này giúp giảm tình trạng ứ trệ ở phổi từ đó giảm nguy cơ viêm phổi và sốt. Bạn có thể yên tâm là ho sẽ không ảnh hưởng đến vết mổ

– Thay đổi tư thế nằm thường xuyên, hạn chế nằm ngửa quá lâu, bạn nên nằm nghiêng về một bên và trở mình vài tiếng một lần nếu được

– Nên ăn các loại thức ăn dạng lỏng như súp, cháo

– Khoảng 2 ngày sau mổ, bạn có thể ngồi dậy hoặc đi lại xung quanh phòng. Bạn nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ những quãng ngắn, tuy nhiên cần tránh bê vác hoặc làm việc nặng trong vòng 6 đến 8 tuần

– Vết mổ sẽ được băng vừa phải đảm bảo thoáng khí và có thể cắt chỉ sau một tuần phẫu thuật

– Bạn có thể lau người hoặc sử dụng xà phòng vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhưng cần lưu ý giữ cho vết thương luôn khô ráo

Chăm sóc và hồi phục tại nhà sau phẫu thuật thay van tim

Phẫu thuật thay van tim không có nghĩa là bệnh tim của bạn đã hoàn toàn khỏi, do vậy để sống chung lâu dài và khỏe mạnh với van tim nhân tạo, bạn nên:

– Tuân thủ dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ, đặc biệt là thuốc chống đông và tái khám thường xuyên để theo dõi bệnh trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật và định kỳ tối thiểu 2 lần/năm

– Chăm sóc, thay băng và vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn

– Khi có bất kỳ dấu hiệu bao gồm: sốt, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim, khó thở, phù, tăng cân bất thường…. cần báo ngay cho bác sĩ

– Ăn uống lành mạnh: Hạn chế muối, đường, chất béo bão hòa và tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển, đậu đỗ… trong bữa ăn hằng ngày. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu kháng vitamin K thì cần hạn chế các loại rau lá màu xanh đậm như cải bó xôi, cải bắp, súp lơ xanh…

– Vận động thể chất nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày, trong thời gian đầu cần tránh những hoạt động mạnh, không nâng vật nặng, kéo hoặc giơ tay cao quá đầu, ưỡn ngực hay quan hệ tình dục…

– Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu

– Chăm sóc tốt răng miệng, khám răng mỗi 6 tháng/lần và đánh răng 2 lần/ ngày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều trị

Ngoài ra, để kéo dài tuổi thọ van và hạn chế tai biến xảy ra, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Vương Tâm Thống. Với sự kết hợp của những thảo dược quý như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Cao Natto…, sản phẩm sẽ giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu qua van từ đó giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở… đồng thời hỗ trợ kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, xơ vữa động mạch. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Vương Tâm Thống trong bài viết sau:

Vương Tâm Thống và những lợi ích cho người bệnh van tim

Hi vọng những lời giải đáp này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc trước và sau phẫu thuật thay van tim. Nếu cần hỗ trợ tư vấn, vui lòng gọi tới tổng đài của chúng tôi theo số 0988.024.366 để được tư vấn chi tiết.

Chúc bạn sớm cải thiện sức khỏe!

Câu hỏi khác

2023-06-23 15:11:49

Tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn?

Tôi năm nay 62 tuổi, bị cao huyết áp đã nhiều năm nay và đang dùng thuốc hạ áp hằng ngày. Lần gần đây có đi khám thì đo huyết...

2022-05-17 14:51:21

Hở van tim bị đau ngực, khó thở, hụt hơi có phải do biến chứng?

Tôi năm nay 63 tuổi, cách đây 5 năm có đi khám thì được chẩn đoán bị hở van 3 lá 1/4, hở van động mạch chủ 3/4, đang dùng...

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Bệnh tim mạch

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày