Bệnh thần kinh

Bạn Hưng (Đồng Nai)

Bệnh động kinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Tôi hiện nay 30 tuổi, bị động kinh được khoảng 3 năm. Tôi vẫn đang dùng thuốc nhưng cứ khoảng 2 – 3 tháng lại bị co giật một lần. Xin hỏi bệnh động kinh có chữa khỏi hoàn toàn được không? Và tôi nên ăn uống, sinh hoạt như thế nào để nhanh chóng cải thiện bệnh?

 

Dược sỹ Cao Thủy

2019-10-09 15:55:06

Bệnh động kinh được xếp vào nhóm các bệnh mạn tính và việc có chữa khỏi hoàn toàn được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm nguyên nhân gây bệnh, loại động kinh mắc phải và sự tuân thủ điều trị của bạn. Vậy, không biết trước đây bác sĩ có xác định được nguyên nhân dẫn đến cơn co giật của bạn không?

Phần lớn các trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân hay còn được gọi là động kinh vô căn, nếu sớm được phát hiện và điều trị đúng cách thì khả năng cắt cơn co giật là rất cao. Hiện nay, có khoảng 70% người bệnh đáp ứng tốt với thuốc, sau 2 – 5 năm kiên trì điều trị có thể kiểm soát cơn, giảm liều mà không tái phát thì được coi như đã khỏi bệnh.

Tuy nhiên, với dạng động kinh xảy ra sau các thương tổn não bộ như: chấn thương sọ não, đột quỵ não, phẫu thuật não,… thì rất khó có thể trị khỏi. Nhưng nếu bạn kiên trì kết hợp lối sống khoa học cùng các phương pháp hỗ trợ tích cực thì hoàn toàn có thể giảm tần số, mức độ cơn và sinh hoạt, làm việc như bình thường.

Bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng, bỏ thuốc, bạn cũng nên:

– Cắt giảm các loại thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính và các chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, nước tăng lực, đồ ăn đóng hộp,…

– Cẩn trọng với thực phẩm giàu gluten như lúa mì, lúa mạch, sữa từ lúa mạch,… bởi chúng có thể kích hoạt phản ứng viêm gây tăng cơn co giật.

– Tăng cường thực phẩm giàu canxi, protein như tôm, cua, cá, hải sản, thịt nạc, thịt lườn gà,…

– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích như cà phê,…

– Hạn chế tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi,… nhất là thời điểm 1 giờ trước khi đi ngủ.

– Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức quá khuya.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người bệnh động kinh tại bài viết sau:

Bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để kiểm soát cơn tốt nhất

Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp sử dụng cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia làm 2 lần trong 3 – 6 tháng để tăng hiệu quả điều trị. Sản phẩm chứa các thảo dược như Câu đằng, An tức hương kết hợp cùng GABA, Taurine, Magie, không chỉ có tác dụng trấn kinh, an thần, ổn định hoạt động điện não mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, hỗ trợ người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe. Hiệu quả của sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về nghiên cứu tại bài viết sau:

Cốm Egaruta hỗ trợ điều trị co giật, động kinh, đã được kiểm chứng lâm sàng

Nếu cần hỗ trợ gì thêm trong quá trình điều trị bệnh động kinh, bạn có thể gọi điện hoặc liên hệ qua Zalo tới số 0988.024.366 để được tư vấn trực tiếp.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu hỏi khác

2023-10-19 15:37:18

Co giật lành tính ở trẻ sơ sinh có đặc điểm gì?

Bé nhà em mới sinh được 5 ngày, em để ý lúc ngủ tay chân con giật giật và hơi co cứng. Con hay bị giật mình tỉnh giấc giữa...

2021-07-09 15:29:01

Tại sao sốt cao gây co giật? Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con?

Con tôi năm nay mới 2 tuổi, cháu bị sốt cao co giật 4 lần rồi. Gia đình tôi vẫn rất lo lắng và cũng đã đưa con đi khám,...

2021-06-14 13:53:20

Suy nhược cơ thể cần ăn gì để bớt chán ăn và mau khỏe lại?

Tôi năm nay 34 tuổi, hơn 3 tháng nay tôi bị suy nhược cơ thể, người lúc nào cũng mệt, uể oải, ăn uống không được, chỉ ăn một chút...

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Bệnh thần kinh

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày