Xinchaobacsy.com

Rối loạn tiền đình nên ăn gì và cần kiêng gì? – Top thực phẩm cần lưu ý

Bạn có biết, ăn uống sai cách chính là nguyên nhân khiến rối loạn tiền đình tiến triển nặng hơn và ngược lại một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần quan trọng giúp điều trị bệnh hiệu quả. Vậy rối loạn tiền đình nên ăn gì và cần kiêng gì? Cùng tìm hiểu cách chọn thực phẩm trong bài viết sau.

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Vitamin nhóm B

Đặc biệt là vitamin B1, B6, B12 và acid folic (B9) rất cần thiết cho sự phát triển của tế bào thần kinh, giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương thần kinh ở hệ tiền đình – ốc tai, nhờ đó cải thiện nhanh triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng. Vitamin B có nhiều trong sữa và chế phẩm từ sữa, thịt gà, cá biển, khoai tây, hạnh nhân, táo, chuối, bơ, đậu đỗ…

Vitamin C

Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin C giúp cải thiện đáng kể cơn chóng mặt kịch phát do rối loạn tiền đình nhờ tác dụng chống viêm, làm giảm sưng phù ở mô cơ quan tiền đình. Khi bị rối loạn tiền đình nên ăn các loại trái cây họ cam, cà chua, xoài, rau cải, đu đủ, ớt chuông, dưa hấu… là những thực phẩm giàu vitamin C.

Vitamin D

Theo các nhà khoa học, thiếu vitamin D có thể là nguyên nhân làm tái phát thường xuyên triệu chứng chóng mặt kịch phát, việc bổ sung vitamin D cũng đã cho thấy tác dụng làm giảm tần suất cơn chóng mặt, cải thiện tình trạng xơ cứng tai cho người bệnh rối loạn tiền đình. Vitamin D có nhiều trong cá, sò, trứng, sữa, nấm, ngũ cốc, đậu nành…

Thực phẩm giàu kẽm và magie

Là những chất khoáng có tác dụng cải thiện lưu thông máu đến hệ tiền đình và phục hồi tổn thương thần kinh ở cơ quan này. Kẽm có nhiều trong tôm cua, hàu, sò, sữa, gan lợn, thịt bò, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, hạt điều…; trong khi các loại hạt, đậu đỗ, bơ, chuối… giàu magie, đây đều là những thực phẩm mà người bệnh rối loạn tiền đình nên ăn.

Uống đủ nước

Nước có vai trò duy trì lưu lượng máu tuần hoàn và đảm bảo sự cân bằng áp lực chất lỏng tại hệ tiền đình. Thiếu nước cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng chóng mặt, choáng váng, đau đầu. Do đó, việc bổ sung đủ nước trung bình 1.5 – 2 lít/ngày (tương đương 8-10 cốc) là rất cần thiết khi bị rối loạn tiền đình.

Khi bị rối loạn tiền đình nên chú ý uống đủ nước

Gừng

Gừng có tác dụng tốt trong việc làm giảm cơn chóng mặt, buồn nôn nhờ tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể và giảm kích thích dạ dày. Khi bị rối loạn tiền đình, uống một cốc trà gừng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Các loại hạt

Hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hướng dương… giàu chất chống oxi hóa, chất chống viêm, vitamin và khoáng chất giúp làm lành nhanh các tổn thương ở tiền đình, giảm sưng phù và giảm sự tích tụ dịch dư thừa trong tai, nhờ đó cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình.

Nếu như các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai do rối loạn tiền đình đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy liên hệ đến số điện thoại 0988.024.366 để được tư vấn chi tiết về chế độ ăn uống kết hợp cùng giải pháp thảo dược hỗ trợ giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

 

Rối loạn tiền đình không nên ăn gì?

Một số thực phẩm dưới đây có thể kích thích triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau đầu ở người bệnh rối loạn tiền đình, do đó cần tránh những thứ sau:

– Đồ uống chứa caffein: Caffein có nhiều trong cà phê, trà, socola, nước tăng lực…. Một số nghiên cứu cho thấy, caffein là nguyên nhân gây khử cực tế bào khiến tế bào dễ bị kích thích hơn, làm tăng cảm giác ù tai, mất ngủ khi bị rối loạn tiền đình.

– Muối: Chế độ ăn dư thừa muối gây giữ nước trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự cân bằng áp lực chất lỏng tại hệ thống tiền đình, từ đó làm xuất hiện triệu chứng chóng mặt, choáng váng. Nước tương, nước mắm, dưa cà muối, khoai tây chiên, đồ ăn đóng hộp… là những thực phẩm có hàm lượng muối cao nên cần hạn chế.

– Rượu bia: Đồ uống chứa cồn làm mất nước và tạo ra các chất thải chuyển hóa gây độc cho hệ thống tiền đình, kích hoạt cơn chóng mặt, đau nửa đầu, buồn nôn và ảnh hưởng xấu đến nhận thức của người bệnh.

– Thuốc lá: Nicotine trong khói thuốc lá gây co thắt các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu lên não và cản trở sự hồi phục chức năng tiền đình.

– Thực phẩm chứa acid amin tyramine: là tác nhân gây triệu chứng đau nửa đầu khi bị rối loạn tiền đình. Axit amin tyramine có nhiều trong rượu vang đỏ, gan, thịt hun khói, sữa chua, phomat, socola, chuối, trái sung,…

– Thực phẩm khác: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, bánh kẹo ngọt, dưa chua và thực phẩm lên men,…

Người bệnh rối loạn tiền đình không nên sử dụng cà phê, rượu bia, thuốc lá

Kết hợp dùng viên uống thảo dược cùng chế độ ăn để điều trị rối loạn tiền đình tối ưu nhất

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là điều kiện cần nhưng chưa đủ, để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh nên kết hợp sử dụng những sản phẩm hỗ trợ điều trị lành tính từ thảo dược, chẳng hạn như viên uống Hồng Mạch Khang. Đây là giải pháp an toàn, hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, rất nhiều chuyên gia đánh giá cao và người bệnh rối loạn tiền đình tin dùng có kết quả tốt.

Với thành phần từ thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu, sản phẩm sẽ kích thích cơ thể tăng tạo máu, tăng cường lưu thông máu lên não để làm lành các tổn thương ở hệ tiền đình, thúc đẩy phục hồi chức năng tiền đình, nhờ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, đau đầu, ù tai… Đồng thời, cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện tinh thần, tăng khả năng tập trung, ghi nhớ cho người bệnh.

Nhờ sử dụng Hồng Mạch Khang đều đặn kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, chị Hồ Thị Thúy Lan (ấp 3, Bình Chánh, Hồ Chí Minh) đã chữa trị thành công chứng rối loạn tiền đình và huyết áp thấp sau hơn 17 năm chung sống. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện chia sẻ của chị trong video dưới đây:

Chị Lan chia sẻ kinh nghiệm trị rối loạn tiền đình, huyết áp thấp

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về bệnh rối loạn tiền đình và phương pháp điều trị qua tư vấn chi tiết của chuyên gia trong video sau:

Chuyên gia tư vấn về bệnh rối loạn tiền đình

Để điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, bên cạnh thuốc và các sản phẩm hỗ trợ còn phụ thuộc rất lớn vào sự kiên trì, cố gắng của người bệnh. Hy vọng rằng, những thông tin rối loạn tiền đình nên ăn gì, kiêng gì trong bài viết có thể giúp bạn xây dựng được thực đơn khoa học, lành mạnh sớm đẩy lùi bệnh.

Xem thêm:

Hồng Mạch Khang – Viên uống thảo dược cho người bệnh rối loạn tiền đình

6 phương pháp điều trị rối loạn tiền đình cần nắm rõ để trị dứt bệnh

Tác giả: DS. Hồ Hà